Đau nửa đầu sau gáy là triệu chứng gặp ở khá nhiều người khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Nhiều người cảm thấy lo lắng không biết chứng đau nửa đầu sau gáy có gây nguy hiểm tới sức khỏe hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng trị chứng đau nửa đầu sau gáy để bạn đọc có những thông tin hữu ích về chứng bệnh này và có biện pháp xử trí khi gặp trường hợp trên.
Đau nửa đầu sau gáy là gì?
Đau nửa đầu sau gáy không phải là bệnh mà là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau. Đau nửa đầu thường xuất hiện do tình trạng căng cơ khi làm việc quá sức hoặc do cơ thể bị nhiễm lạnh gây nên tình trạng đau nửa đầu sau gáy kèm cứng cổ.
Khi có hiện tượng này, người bệnh thường có triệu chứng đau vùng gáy khá dữ dội, cơn đau liên tục với cường độ khác nhau, có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, co giật,…khiến người bệnh càng cảm thấy khó chịu.
Nguyên nhân dẫn tới đau nửa đầu sau gáy
Đau nửa đầu sau gáy là tình trạng gặp khá nhiều trong cuộc sống khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Với mỗi dạng đau, vị trí đâu xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân dưới đây là thủ phạm dẫn tới tình trạng này:
Nguyên nhân không phải bệnh lý
Không phải đau nửa đầu sau gáy đều xuất phát từ bệnh lý nào đó đôi khi nó chỉ do một vấn đề nhỏ từ sức khỏe. Ví dụ, cơn đau đầu sau gáy do thời tiết thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi gây đau đầu hoặc đơn giản chỉ do bạn ngủ sai tư thế hoặc ngủ không ngon giấc
- Do thời tiết thay đổi: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị đau nửa đầu sau gáy. Mỗi khi thời tiết thay đổi cơ thể chưa kịp thích nghi được với sự thay đổi trên, trời lạnh mặc chưa đủ ấm đặc biệt là đối với những người có đề kháng yếu có thể gây nhiễm lạnh, cúm khiến người bệnh đau nhức đầu. Đây cũng là lý do vì sao đối với những ngày thời tiết mưa nắng thất thường mọi người thường hay bị đau cứng cổ gáy, đau nửa đầu sau gáy.
- Ngủ không đúng tư thế: Ví dụ như gối đầu quá cao khiến vùng cổ bị mỏi dẫn tới đau đầu sau gáy. Nếu nằm ngủ sai tư thế khiến bạn ngủ không ngon giấc hoặc mất ngủ thì tình trạng ” đau đầu” ghé thăm bạn ngay vào ngày hốm sau.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không cung cấp đủ nước cho cơ thể, thiếu hụt tinh bột,…
- Cơ thể bị căng thẳng, stress trong một thời gian quá lâu
- Bên cạnh đó, đau nửa đầu sau gáy có thể gây nên do tác dụng phụ của một số loại thuốc tây
Đau nửa đầu sau gáy do bệnh lý?
Ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên, đau nửa đầu sau gáy thường là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó:
Do thiếu máu lên não:
Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra hàng loạt chứng đau đầu trong đó có cả hiện tượng đau nửa đầu sau gáy. Tình trạng suy giảm một lượng máu lên não khiến hoạt động của hệ thần kinh trung ướng bị ảnh hưởng, không điều hòa nhịp nhàng, bị ách tắc và dẫn tới những cơn đau. Những cơn đau do thiểu năng tuần hoàn não gây nên thường không cố định tại một điểm mà khu trú ở nhiều nơi. Vì vậy, người bệnh có thể bị đau đầu bên trái sau gáy hoặc ở bên phải. Một số trường hợp lan xuống chẩm cổ gáy,…Kèm theo với những cơn đau là các biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
Do rối loạn tiền đình:
Bệnh rối loạn tiền đình có triệu chứng là những cơn đau nửa đầu sau gáy, khi đó hệ thống thần kinh giúp cơ thể đứng vững và thăng bằng bị ảnh hưởng nên người bệnh có một số triệu chứng khác như choáng váng, quay cuồng, buồn nôn và nôn. Các bộ phận trên cơ thể cũng không được phối hợp nhịp nhàng.
Chấn thương sọ não:
Những chấn thương trực tiếp khiến người bệnh bất tỉnh, sau thời gian đó cơn đau nửa đầu sau gáy sẽ xuất hiện kèm theo cảm giác buồn nôn, rối loạn ý thức,…
Chấn thương sọ não dễ gặp ở người già do sự lão hóa của các bộ phận trên cơ thể nên chỉ cần những va chạm nhẹ cũng có thể tạo ra sang chấn, tụ máu màng cứng,…
Xuất huyết màng não, chảy máu não:
Người bệnh thường bị những cơn đau này đột ngột và dữ dội, có thể kéo dài liên tục từ 2 – 3 tuần kèm theo với các dấu hiệu khác như liệt nửa người, miệng méo, buồn nôn hoặc nôn, ý thức rối loạn,…
Với cơn đau xuất phát từ huyết khối tĩnh mạch sâu thì cơn đau không quá đột ngột, có thể báo hiệu bằng triệu chứng đau nửa đầu phía sau hoặc đỉnh đầu nhất là vào ban đêm khi nằm xuống.
Viêm não, viêm màng não mủ, nấm não, áp xe não:
Dấu hiệu là những cơn đau nhức nửa đầu phía sau, sốt cao, nôn, co giật động kinh, ý thức rối loạn. Bệnh không chỉ gây đau nửa đầu sau gáy mà còn lan tỏa ra cả vùng lớn, cường độ đau tăng dần khiến người bệnh vật vã.
U não, u não do di căn:
Với bệnh u não do di căn hầu hết là ung thư phổi di căn lên. Khối u khu trú tại não và gây nên những cơn đau tăng dần về cấp độ kèm theo đó là cơn đau đầu ác tính vô cùng nguy hiểm đối với tính mạng.
Bệnh lý liên quan tới cột sống cổ:
Các bệnh lý như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ung thư cột sống cổ,… Sau khi bệnh lý phát triển tới mức độ nguy hiểm gây ra hàng loạt những biểu hiện trong đó có đau nửa đầu sau gáy, đau một bên đầu, tê nửa đầu sau gáy, …
Bệnh lý về tai mũi họng:
Là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau nửa đầu sau gáy, chẳng hạn như viêm tai hoặc viêm xoang sàng thường khiến người bệnh đau đầu ở vị trí này.
Đối tượng nào dễ bị đau nửa đầu sau gáy?
Đau nửa đầu sau gáy thường do máu lên não chậm hoặc do tình trạng căng thẳng quá mức hoặc bị trúng gió khiến cơ thể không thích nghi kịp. Phần lớn những người bị đau nửa đầu sau gáy là phụ nữ, nhân viên văn phòng phải thường xuyên làm việc lâu bên máy tính, những người lao động phải dùng sức ở cổ và đầu nhiều, người già thường xuyên bị mất ngủ.
Dưới đây là những đối tượng thường gặp những cơn đau đầu sau gáy:
- Người hoạt động trí não nhiều: Những người làm nghề như bác sĩ, giáo viên,… phải suy nghĩ nhiều, môi trường làm việc thường xuyên gặp tình trạng áp lực và căng thẳng, stress khiến họ trở nên mệt mỏi
- Người bị tổn thương về hệ thần kinh: Những người bị tổn thường về mặt tâm lý, gặp cú sốc về tinh thần, bị các cơn đau tiền đình, suy giảm thần kinh dễ bị đau nửa đầu sau gáy
- Người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, là khoảng thời gian giúp hệ thần kinh được thư giãn và nghỉ ngơi sau một ngày dài. Với những người bị mất ngủ hoặc bị rối loạn về giấc ngủ, ngủ chập chờn không ngon giấc khiến hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng và gây ra những cơn đau đầu hành hạ.
Đau nửa đầu sau gáy điều trị như thế nào?
Đối với tình trạng đau nửa đầu sau gáy do bệnh lý gây nên người bệnh cần được thăm khám cụ thể xác định nguyên nhân do bệnh lý và có cách chữa trị bệnh lý cần thiết.
Với trường hợp đau nửa đầu sau gáy không phải do bệnh lý có thể áp dụng một số biện pháp sau để làm thuyên giảm các cơn đau:
- Sử dụng thuốc giảm đau dưới sự đồng ý của bác sĩ
- Vật lý trị liệu dựa vào nguyên lý giúp lưu thông khí huyết, giãn nở mạch máu, giảm bớt sự căng cứng của các dây thần kinh giúp giảm các cơn đau đầu. Các biện pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng là: Xop bóp, matxa nhẹ nhàng vùng vai gáy, châm cứu bấm huyệt, điện châm, hồng ngoại,… giúp thuyên giảm các cơn đau
- Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ giúp cải thiện tình trạng hiệu quả. Thường xuyên bổ sung hoa quả và rau xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một số hoa quả tốt cho người đau nửa đầu sau gáy như táo, dâu tây, dưa hấu, chanh,…
- Khi bị đau đầu, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, nên nằm nghỉ ơ rnhững nơi có ánh sáng dịu, không quá sáng và không gian yên tĩnh.
- Tránh xa các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, các chất kích thích vì chúng khiến các cơn đau đầu càng trở nên trầm trọng hơn
Tránh xa rượu bia và các chất kích thích để hạn chế đau nửa đầu sau gáy
Bên cạnh đó, mọi người cần có biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, hạn chế chứng đau nửa đầu sau gáy bằng cách:
- Hạn chế mang vác đô fnặng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh vùng cổ vai gáy
- Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, không để cơ thể thiếu hụt carbonhydrate quá nhiều vì chúng khiến năng lượng cung cấp cho não suy giảm đáng kể dẫn tới các cơn đau nửa đầu sau gáy.
- Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào quá nhiều
- Vận động, làm việc, ngủ cần đúng tư thế
- Có chế độ tập luyện, vận động thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tăng cường sức đề kháng cũng như sự dẻo dai.
Quan tâm:
Ý kiến của bạn