Bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ đối mặt với bệnh trầm cảm. Nêu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang trầm cảm muốn chết (giai đoạn nặng) khiến bệnh nhân có ý định hoặc hành vi tự tử.
Nguyên nhân gây trầm cảm tuổi mãn kinh
Trầm cảm tuổi tiền mãn kinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó nguyên nhân chủ chốt là do sự chi phối của các hoạt động chuyển hóa bên trong cơ thể. Theo nghuên cứu tại Đại học Rockefeller thì sự xáo trộn, sụt giảm của bộ 3 nội tiết tố gồm estrogen, progesterone và testosterone khi bước vào tuổi mãn kinh là nguyên nhân dẫn đến rối loạn trầm cảm ở độ tuổi này.
Estrogen, progesterone và testosterone có ảnh hưởng đến hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, khi bộ ba hormone này suy giảm đã tác động mạnh mẽ đến các dẫn truyền thần kinh ở não bộ, khiến phụ nữ dễ rơi vào các trạng thái tinh thần tiêu cực. Cụ thể:
- Estrogen có tác dụng trong việc điều chỉnh chức năng não, đặc biệt là dẫn truyền các chất thần kinh có ảnh hưởng đến tâm trạng như ndorphins, serotonin
- Progesterone có vai trò trong việc làm dịu và ngăn ngừa các triệu chứng hoảng loạn trên não
Khi nồng độ của 3 hormone này xáo trộn và giảm, hoạt động dẫn truyền thần kinh của não bị ảnh hưởng xấu, gây lo lắng, căng thẳng quá mức và dẫn đến trầm cảm.
Những yếu tốnguy cơ gây trầm cảm tuổi mãn kinh
Ngoài ra, bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh còn do một số yếu tố nguy cơ gây ra, bao gồm:
- Áp lực từ công việc, cuộc sống, gia đình
- Stress thường xuyên và kéo dài
- Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn
- Trình độ học vấn
- Mắc hội chứng suy nhược thần kinh
- Gặp các sang chấn tâm lý
- vv
Triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Những triệu chứng ban đầu của trầm cảm chỉ là việc thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc, thường xuyên cảm thấy buồn rầu, bực bội, khó chịu, uể oải, khó tập trung , không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tin và mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, luôn đổ lỗi cho bản thân.
Khi bước vào giai đoạn trầm cảm nặng, người bệnh có triệu chứng sút cân nhanh, rối loạn giấc ngủ, kèm theo hoang tưởng và ảo giác, có ý định và tự tử.
Làm bài test đánh giá trầm cảm Beck TẠI ĐÂY
Ngoài những triệu chứng đặc trưng của bệnh trầm cảm nói chung, trầm cảm tuổi mãn kinh còn mang những đặc điểm riêng gồm:
- Rối loạn vận mạch, bốc hỏa, đổ mồ hôi
- Đánh trống ngực, tức ngực
- Rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn đường tiết niệu (đi tiểu nhiều trong đêm)
- Có các triệu chứng về thần kinh, cơ
Đối phó với trầm cảm tuổi mãn kinh?
Bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ cần chr động tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Họ cũng được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng trầm cảm. Đặc biệt, đối với những người có triệu chứng tiền mãn kinh rầm rộ cũng như có tình trạng gia đình, kinh tế khó khăn, phải lo lắng nhiều vấn đề cần được khám và tầm soát trầm cảm để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Ở độ tuổi này, phụ nữ cũng cần có một chế độ ăn uống và vận động cơ thể, lối sống sao cho khoa học. Trầm cảm nhẹ có thể được chữa khỏi bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống. Trầm cảm nặng cần điều trị bằng rất nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng thuốc, tư vấn tâm lý, sự hợp sức từ gia đình, vv.
Ngoài ra, hãy sử dụng thêm HRegulator. Hregulator là sản phẩm kết hợp dịch chiết quả Vitex với Isoflavone đậu nành ở tỷ lệ phù hợp, giúp phụ nữ tuổi mãn kinh cải thiện tình trạng trầm cảm cũng như các biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả, an toàn.
Ý kiến của bạn