Phiền muộn, trầm cảm tuổi mãn kinh

Phụ nữ đặc biệt nhạy cảm với chứng trầm cảm, đặc biệt là trong các giai đoạn biến đổi hormone, chẳng hạn như giai đoạn mãn kinh. Phụ nữ tuổi từ 45-55 có khả năng bị trầm cảm gấp 4 lần so với những phụ nữ chưa đến giai đoạn đó trong cuộc đời.

Một trong những lý do mà phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh, có nhiều khả năng bị trầm cảm là do sự mất cân bằng hormone.

Trầm cảm được định nghĩa là một chứng rối loạn tâm trạng, đặc trưng bởi cảm giác buồn rầu và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Nếu kéo dài, bệnh sẽ khiến người mắc khó làm việc hoặc khó vui vẻ với bạn bè, người thân, ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể dẫn người bệnh đến ý định tự tử.

Trầm cảm – Dấu hiệu và Triệu chứng

Trầm cảm bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau và được chia thành 3 loại: thể chất, cảm xúc, và các triệu chứng hành vi.

Trầm cảm được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất năm triệu chứng phải kéo dài ít nhất là hai tuần, và ít nhất 1 trong 5 triệu chứng đó phải có triệu chứng buồn bã hoặc mất hứng thú. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm:

Triệu chứng thể chất

  • Mệt mỏi
  • Giảm năng lượng
  • Rối loạn ăn uống (ăn quá nhiều hoặc quá ít)
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Mất ngủ
  • Rối loạn giấc ngủ (tỉnh giấc sớm và ngủ muộn, đôi khi lại ngủ quá nhiều)
  • Nhức đầu, chuột rút, hoặc găp các vấn đề về tiêu hoá

Triệu chứng Cảm xúc

  • Cảm xúc buồn, lo lắng, hay “trống rỗng” liên tục
  • Cảm giác tuyệt vọng và bi quan
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng và bất lực
  • Cáu gắt
  • Bồn chồn
  • Suy nghĩ về tự tử hay tự tử

Triệu chứng hành vi

  • Mất quan tâm trong các hoạt động hoặc sở thích, bao gồm cả  chuyện tình dục
  • Khó tập trung
  • Khó nhớ chi tiết
  • Khó đưa ra quyết định
  • Bỏ qua các trách nhiệm với gia đình, bản thân, vv

Nguyên nhân của Trầm cảm tuổi mãn kinh

Trầm cảm 2Nguyên nhân sâu xa của trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh liên quan đến sự mất cân bằng hormone, đặc biệt là sự giảm nồng độ estrogen. Khi phụ nữ tiếp cận mãn kinh, mức estrogen của họ bắt đầu giảm. Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng não, đặc biệt là các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng, như serotonin. 
Giảm mức estrogen trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể gây ra các triệu chứng thể chất và tinh thần khác, chẳng hạn như những cơn nóng bừng và lo lắng, các triệu chứng này cũng có thể dẫn đến trầm cảm.

Các nguyên nhân khác cũng có thể làm trầm trọng hơn trầm cảm hoặc gây ra trầm cảm bao gồm các yếu tố sinh hóa, di truyền, nhân cách và môi trường, cũng như các bệnh khác.

Giải pháp điều trị trầm cảm tuổi mãn kinh

Để điều trị trầm cảm, việc cần làm đầu tiên là thay đổi lối sống, thực hành tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh cũng như tập các bài tập thư giãn như thiền hay yoga.

  • Việc luyện tập có thể thực hiện đơn giản bằng cách 5 buổi tập thể dục 1 tuần với 30 phút mỗi lần, hãy lựa chọn bộ môn thích hợp cho mình như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, và đạp xe, vv. Điều này giúp giảm bớt những triệu chứng trầm cảm nhẹ, làm tinh thần trở nên thoải mái hơn.
  • Tương tự, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp ổn định tâm trạng và giảm bớt chứng trầm cảm. Hãy ăn cân bằng các loại thực phẩm, và hạn chế các loại đồ cay nóng, các chất kích thích, đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, vv.
  • Hãy tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ mỗi ngày bằng các cách đơn giản như mua vé xem phim, tặng quà cho mọi người, đọc một quyển sách mới, vv.
  • Chia sẻ với mọi người xung quanh. Đừng âm thầm chịu đựng những cảm xúc tiêu cực, hãy trò chuyện với những người thân xung quanh, việc này giúp mối quan hệ giữa bạn và người đó ổn định hơn, họ sẽ thông cảm và thấu hiểu bạn hơn.

Cùng với đó, vì trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone, nên cần điều trị từ nguyên nhân cốt lõi. Để bổ sung hormone cho cơ thể, các bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT). Tuy nhiên liệu pháp này mang lại nhiều nguy cơ bất lợi cho phụ nữ, như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư hay các bệnh huyết khối.

Để thay thế liệu pháp này, hiện nay người ta khuyên dùng các phương pháp bổ sung estrogen từ thiên nhiên. Đây là các phytoestrogen có trong các loại thực vật (tiêu biểu là đậu nành). Hregulator là một sản phẩm giúp cung cấp estrogen thực vật  (isoflavone) có tác dụng điều hòa estrogen giai đoạn tiền mãn kinh và giảm thiếu hụt estrogen giai đoạn mãn kinh. Isoflavone dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong sản phẩm Hregulator còn giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn