Rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh là hiện tượng thường gặp. Hệ quả là ngày hôm sau khó chịu, lo lắng, mệt mỏi và khó tập trung. Nếu kéo dài, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng sống. Vậy có hay không một phương pháp hiệu quả chữa mất ngủ tuổi mãn kinh?
Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi mãn kinh? Các hormone có gây mất ngủ không?
Theo thống kê của Tổ chức Thế giới về giấc ngủ (the National Sleep Foundation, Mỹ), có tới 61% phụ nữ gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
Rối loạn giấc ngủ là một nhóm các tình trạng làm ảnh hưởng đến khả năng ngủ ngon. Hầu hết mọi người đều gặp các vấn đề về giấc ngủ do căng thẳng, lịch trình bận rộn hay do một số những ảnh hưởng từ bên ngoài khác. Tuy nhiên nếu rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày, bạn cần phải quan tâm đúng mức tới vấn đề này.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh, trong đó có 3 lý do chính:
- Thay đổi nội tiết tố. Thời kỳ tiền mãn kinh, estrogen và progesteron cơ thể biến thiên thất thường dẫn đến một loạt thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Một trong số đó là làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ngoài ra, progesteron cũng là một hormone có liên quan tới giấc ngủ, khi hormone này suy giảm cũng làm bạn cảm thấy khó ngủ hơn.
- Nóng bừng. Các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm cũng là nguyên nhân gây ra mất ngủ, tỉnh giấc lúc nửa đêm. Đây cũng là hiện tượng sinh ra khi hormone của bạn biến động.
- Thuốc men. Rối loạn giấc ngủ cũng là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc, vì thế nếu bạn đang bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới hoặc sử dụng thuốc bổ không kê đơn, nó cũng có thể góp phần vào chứng mất ngủ của bạn.
Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, cũng có một số nguyên nhân khác gây rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh, bao gồm:
- Có các mối quan hệ không tốt. Như các mối quan hệ trong công việc, gia đình, vv. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tâm thần của bạn và cũng là nguyên nhân tác động không tốt tới giấc ngủ.
- Rối loạn sức khỏe tâm thần. Bước vào tiền mãn kinh, những rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hay các rối loạn khác có nguy cơ cao làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, gây gián đoạn giấc ngủ.
- Thói quen ăn uống kém. Ăn quá muộn vào buổi tối ảnh hưởng không tốt đến sự tiêu hóa, từ đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, thói quen sử dụng cà phê, trà, hay rượu cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ của cơ thể.
- Khác múi giờ. Sự chênh lệch múi giờ có thể sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và đặc biệt là mất ngủ.
- Tuổi tác. Nguy cơ mất ngủ cũng tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt nếu bạn trên 60 tuổi. Đây là những thay đổi tự nhiên trong chu kỳ giấc ngủ của cơ thể.
Chữa rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh
Phương pháp điều trị có sẵn cho rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là phương pháp dùng để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh. Liệu pháp này hoạt động bằng cách bổ sung hormone nữ cho cơ thể theo một liều đã tính toán từ trước, nó giúp làm giảm các cơn nóng, các triệu chứng âm đạo, từ đó giúp giấc ngủ được ngon hơn. Tuy nhiên, HRT được khuyến cáo chỉ được dùng trong thời gian ngắn hạn nhất và ở liều thấp nhất có thể bởi nó có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ không tốt, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tử cung.
Việc sử dụng liệu pháp này cần có sự thăm khám cụ thể và chỉ định của bác sĩ. Trước khi sử dụng HRT cần cân nhắc giữa giấc ngủ ngon và những tác hại của liệu pháp này.
Rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh – Cần một phương pháp an toàn và hiệu quả!
Nguyên nhân chính của rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh là do thiếu hụt nội tiết tố nữ, vì vậy để chữa rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh tận gốc, khi bước vào tuổi 40, chị em hãy bổ sung nội tiết tố một cách đầy đủ và khoa học.
Thầy thuốc ưu tú, Bác Sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Bích Ngọc – Nguyên trưởng khoa sản – BV Thanh Nhàn nói:
Có 2 cách bổ sung nội tiết tố nữ. Một là sử dụng liệu pháp HRT, nhưng cách này gây nhiều tác dụng phụ nếu không sử dụng cẩn thận. Bởi vậy phương pháp này chỉ được sử dụng khi có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ. Cách 2 là bổ sung nội tiết tố từ thực vật, đây là phương pháp an toàn và ngày càng được ưa chuộng.
Đậu nành là một trong những loài thực vật giàu phytoestrogen (estrogen thực vật).
Isoflavone là thành phần chính trong đậu nành, chúng có hợp chất tương tự 17β-estradiol (estrogen nội sinh) nên có khả năng gắn kết với các thụ thể estrogen và phát huy đặc tính giống estrogen nội sinh. Ở tình trạng estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh, isoflavone sẽ gắn kết với các thụ thể estrogen gây tăng hoạt tính estrogen, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh cũng như mãn kinh.
Ngoài ra, isoflavone đậu nành an toàn hơn liệu pháp HRT. Phân tích trên 9.514 bệnh nhan ung thư vú thì thấy sử dụng đậu nành không gây tác dụng phụ đối với mô vú. Hơn nữa, nó còn giúp làm giảm 25% sự xuất hiện của khối u trong thời gian theo dõi 7 năm. Chính vì thế, bổ sung estrogen từ đậu nành là lựa chọn điều trị hiệu quả và quan toàn cho chứng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh.
Ngày nay, rất nhiều sản phẩm dành cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh có chứa isoflavone, nó mang lại sự tiện lợi trong cách sử dụng mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. Tiêu biểu như HRegulator. Đây là một sản phẩm của Australia được nghiên cứu và bào chế theo công thức đặc biệt, thực hiện vai trò như là một sự thay thế tự nhiên an toàn cho liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ đang bị các triệu chứng liên quan đến tiền mãn kinh, mãn kinh.
Một số phương pháp bổ sung giúp ngủ ngon hơn
Tạo phòng phù hợp cho giấc ngủ. Bốn thành phần chính của phòng ngủ có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, đó là:
- Nhiệt độ phòng. Hãy giữ nhiệt độ phòng ngủ ở một nhiệt độ hợp lý, tránh quá nóng hoặc quá lạnh
- Đèn ngủ. Hãy tắt tất cả các loại đèn nhấp nháy và điện thoại di động.
- Âm thanh trong phòng ngủ. Hãy tắt những thiết bị âm thanh không cần thiết như radio, đồng hồ bấm trước khi bạn bước vào giấc ngủ.
- Không gian phòng ngủ. Hãy luôn giữ phòng ngủ sạch sẽ và thoáng mát. Loại bỏ tất cả những đồ đạc không cần thiết để tạo không gian “thở”.
Không ăn trước khi ngủ. Một món ăn nhẹ hoặc một ly sữa trước khi đi ngủ có lẽ không gây hại gì, nhưng một bữa ăn lớn trước khi ngủ thì không nên.
Thực hành kỹ thuật thư giãn. Thư giãn cũng là một phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể nghe nhạc nhẹ hoặc thiền
Từ bỏ các thói quen xấu. Hãy từ bỏ thuốc lá, rượu và hạn chế uống cà phê.
Nếu còn bất kì vấn đề thắc mắc gì về hiện tượng rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh cũng như sản phẩm HRregulator, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm nhé!
Ý kiến của bạn