Rối loạn hoảng sợ tuổi mãn kinh cần làm gì?

Rối loạn hoảng sợ là một trong những triệu chứng tâm lý mà phụ nữ tuổi mãn kinh thường gặp phải. Cần làm gì để rối loạn hoảng sợ không tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống?

Rối loạn hoảng sợ tuổi mãn kinh cần làm gì? 1

Rối loạn hoảng sợ là một trong những triệu chứng tâm lý mà phụ nữ tuổi mãn kinh thường gặp phải (Ảnh minh họa)

Rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ là một chứng rối loạn lo âu được được trưng bởi các cuộc hoảng sợ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước: khi đang lái xe, ở trường học, siêu thị, giữa một cuộc họp, vv. Khi gặp các cuộc tấn công hoảng sợ bệnh nhân sẽ có cảm giác ngột ngạt, khó thở, đánh trống ngực , đổ mồ hôi, lắc, thở dốc , tê hoặc cảm giác rằng điều gì đó thực sự tồi tệ sẽ xảy ra. Thời gian xuất hiện các cơn hoảng sợ kéo dài 5-20 phút, nhưng đôi khi có thể kéo dài tới 1 giờ. Sau cơn hoảng loạn, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức sau khi tấn công hoảng loạn giảm xuống.

Khi cơn hoảng sợ đi qua bệnh nhân vẫn luôn luôn thường trực những nỗi lo và sự sợ hãi, điều này làm người bệnh mất tự tin và phụ thuộc vào người khác. Nhiều bệnh nhân nhiều lần đi cấp cứu tại bệnh viện khi gặp các cơn rối loạn hoảng sợ nhưng không có dấu hiệu bất thường về tim mạch, tiêu hóa, thần kinh và thường được chẩn đoán là rối loạn tiền đinh, rối loạn thần kinh thực vật, vv. Nhiều trường hợp gia đình nghĩ bệnh nhân giả vờ làm người bệnh sống trong buồn tủi và hoài nghi.

Rối loạn hoảng sợ là gì? 1

Cơn rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện bất kể lúc nào mà không báo trước (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của rối loạn hoảng sợ

Một cơn hoảng sợ có thể gồm ít hay nhiều các triệu chứng sau đây:

  • Một cảm giác về cái chết sắp đến hoặc chết
  • Tim đập nhanh
  • Ra mồ hôi
  • Run rẩy
  • Đau bụng
  • Đau ngực
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Tức cổ họng
  • Khó khăn khi nuốt
  • Khó thở
  • Tăng thông khí
  • Ớn lạnh
  • Nóng nhấp nháy
  • Buồn nôn

Nếu bạn gặp 4 hay nhiều hơn hơn 4 cơn hoảng loạn trong một tháng, hoặc sau khi gặp cơn hoảng loạn lại có một thời gian dài (khoảng 1 tháng) sống trong sợ hãi, lo sợ các cơn hoảng loạn lại xảy ra thì bạn được chẩn đoán là gặp chứng rối loạn hoảng sợ. Chứng rối loạn hoảng sợ không phải chỉ là bị tấn công bởi những cơn hoảng loạn riêng lẻ, nó là một rối loạn lo âu kinh kinh và được ghi nhận là khó chữa khỏi hơn.

Triệu chứng của rối loạn hoảng sợ 1

Rối loạn hoảng sợ đặc trưng bởi nhiều triệu chứng khác nhau (Ảnh minh họa)

Các biến chứng của rối loạn hoảng sợ

Nếu không điều trị rối loạn hoảng sợ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc hằng ngày:

  • Phát triển thành một nỗi ám ảnh cụ thể, ví dụ như sợ hãi khi lái xe, sợ hãi khi phải rời khỏi nhà
  • Lảng tránh các mối quan hệ xã hội
  • Gặp các vấn đề tại nơi làm việc, trong gia đình
  • Trầm cảm
  • Tăng nguy cơ tự tử hoặ có ý định tự tử

Nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ tuổi mãn kinh

Nguyên nhân gây ra rối loạn hoảng sợ là gì?

Hiện tại người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn hoảng sợ, tuy nhiên người ta đãnghiên cứu và tìm ra mối liên hệ giữa các vùng não bộ với các cơn sợ hãi, lo âu.

Các chất dẫn truyền thần kinh (gồm serotonin và epinephrine) đóng góp một phầ n vào nguyên nhân gây bệnh. Ở tuổi mãn kinh, lượng serotoin giảm mạnh do sự suy giảm của hormone estrogen.

Ngoài ra, người ta cũng cho rằng yếu tố di truyền, stress và các tác nhân sinh hóa cũng góp phần gây bệnh. Caffeine, nicotine và các chất khác cũng có thể làm tăng các cơn hoảng sợ. Một số loại thuốc cũng có thể gây rối loạn hoảng sợ bao gồm steroid, thuốc giảm cân, thuốc chứa caffeine, thuốc dị ứng, thuốc hô hấp, thuốc tuyến giáp.

Nguyên nhân gây ra rối loạn hoảng sợ là gì? 1

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn hoảng sợ (Ảnh minh họa)

Điều trị rối loạn hoảng sợ tuổi mãn kinh

Việc điều trị bệnh rối loạn hoảng sợ nhằm giúp cải thiện chức năng trong cuộc sống hằng ngày. Các liệu pháp điều trị chính là tâm lý và thuốc. Tùy thuộc vào bệnh sử, mức độ rối loạn hoảng sợ của bệnh nhân mà một trong hai hoặc cả hai liệu pháp sẽ được đề nghị.

Tâm lý trị liệu

Phương pháp tâm lý trị liệu còn gọi là liệu pháp nói chuyện, đây là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị rối loạn hoang tưởng. Tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu được cơn hoảng loạn cũng như cách đối phó với chúng.

Trong các buổi trị liệu, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bệnh nhân sẽ dần tái tạo lại các triệu chứng của các cơn hoảng loạn một cách an toàn. Khi các cảm giác của cơn hoảng loạn không còn cảm thấy đe dọa nữa thì tức là các cơn hoảng loạn bắt đầu được giải quyết. Điều trị thành công có thể giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ của những tình huống mà họ đã tránh vì các cơn hoảng loạn.

Lưu ý rằng kết quả nhìn thấy của việc điều trị có thể mất nhiều thời gian và công sức. Bệnh nhân có thể cảm thấy các triệu chứng không giảm đáng kể trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên vẫn cần kiên trì điều trị và lên lịch thăm khám thường xuyên để giúp đảm bảo các cơn hoảng loạn vẫn còn trong tầm kiểm soát hoặc để điều trị dứt điểm.

Tâm lý trị liệu 1

Trị liệu tâm lý là phương pháp đầu tiên được lựa chọn khi điều trị rối loạn hoảng sợ (Ảnh minh họa)

Thuốc

Một số loại thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong việc quản lý triệu chứng của các cơn hoảng loạn, có thể kể đến như: các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs), Benzodiazepines. Nếu một loại thuốc không hiệu quả tốt, bác sĩ có thể chuyển sang loại khác hoặc kết hợp với các loại thuốc nhất định đẻ tăng hiệu quả. Cũng giốn g như trị liệu tâm lý, người bệnh có thể mất tới vài tuần để thấy các triệu chứng được cải thiện sau khi dùng thuốc.

Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và thăm khám của bác sĩ bởi các loại thuốc điều trị rối loạn hoang tưởng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác.

Hỗ trợ điều trị rối loạn hoảng sợ hiệu quả hơn

  • Kiên trì với kế hoạch điều trị. Việc điều trị có thể sẽ khó khăn nhưng bạn vẫn cần kiên trì để thoát khỏi sợ hãi, trở lại cuộc sống bình thường
  • Tham gia nhóm hỗ trợ. Kết nối với những người có vấn đề tương tự bạn giúp bạn học hỏi và có thêm nhiều kinh nghiệm để vượt qua sợ hãi.
  • Tránh các chất kích thích thần kinh. Như trà, cà phê, rượu, các loại thuốc giải trí thần kinh, vv.
  • Tập các bài tập thư giãn. Yoga, thiền là những bộ môn giúp giải tỏa căng thẳng rất tốt. Hãy luyện tập các kỹ năng này để thần kinh thoải mái hơn, hạn chế những cơn hoảng loạn.
  • Vận động cơ thể. Các hoạt động thể chất giúp tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng cũng rất tốt, hãy lựa chọn cho mình một bộ môn thể thao phù hợp và luyện tập thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc. Sau mỗi giấc ngủ, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi. Vì thế hãy ngủ đủ 7-8 tiếng chất lượng vào mỗi tối và 30 phút vào mỗi trưa.

Phòng ngừa các rối loạn, bệnh lý tuổi mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn mà bất kì người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Đây là giai đoạn mà người phụ nữ đi xuống cả về sức khỏe, nhan sắc cũng như tâm sinh lý.

Để giai đoạn này đi qua được êm ả và thoải mái, chị em cần nâng cao nhận thức, tích cực hưởng ứng các chương trình chăm sóc sức khỏe, bảo vệ hạnh phục gia đình, xây dựng một cuộc sống lành mạnh, khoa học, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, luôn lạc quan yêu đời, tránh xa các stress, áp lực. Định kì khám sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, đo loãng xuowgn định kì mỗi năm 1 lần để sớm phát hiện các bệnh lý.

Ngoài ra, hãy sử dụng thêm các sản phẩm giúp bổ sung estrogen tự nhiên để cân bằng hormone trong cơ thể, đó là các sản phẩm có thành phần từ đậu nành. Lưu ý lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn