Rối loạn lo âu là tình trạng lo sợ quá mức, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Tình trạng này ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Vậy rối loạn lo âu là gì? Các biểu hiện và cách khắc phục? Cùng tìm hiểu qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn có tính phổ biến hiện nay, bệnh thường kết jơpj với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Rối loạn lo âu chính là sự lo sợ quá mức một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi đối với cuộc sống của con người.
Khi sợ hãi và lo âu quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Bên cạnh những tác hại dễ thấy về tâm lý khiến người bệnh luôn trong tình trạng sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống, bệnh còn gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe điển hình là các vấn đề về tim mạch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Rối loạn lo âu ngày càng phổ biến kể cả ở những người trẻ tuổi. Bên cạnh yếu tố di truyền bệnh ngày càng dễ mắc phải do những căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống. Ngoài ra, các yếu tố về thể chất chẳn hạn như mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, tiểu đường,… cũng có thể dẫn tới tình trạng rối loạn lo âu.
Các dạng rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là bệnh lý với nhiều dạng khác nhau:
1. Rối loạn lo âu lan tỏa
Đặc điểm của dạng bệnh này là sự lo âu lan tỏa dai dẳng trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. Các dấu hiệu về thể chất đi kèm lo âu bao gồm:
- Bất an
- Người dễ mệt mỏi
- Run rẩy
- Căng thẳng bắp thịt
- Vã mồ hôi
- Choáng váng
- Hồi hộp
- Chóng mặt
- Đầu óc trống rỗng
- Đánh trống ngực
- Khó chịu ở vùng bụng
- Khó nuốt
- Buồn nôn
- Tính tình cáu kỉnh
Nếu ở trẻ em biểu hiện kèm theo với nhức đầu, đau bụng, hồi hộp và hiếu động. Bệnh này có thể bắt đầu từ 8 – 9 tuổi.
2. Ám ảnh sợ hãi
Có khoảng 5 – 12% dân số trên thế giới bị chứng bệnh này, có một số dạng như ám ảnh sợ màu sắc, ám ảnh sợ xã hội,…
3. Kinh hoảng kịch phát
Với các biểuhiện:
- Run rẩy
- Lú lẫn
- Hoa mắt
- Buồn nôn hoặc khó thở
Cơn kịch hoảng xảy ra nhanh, đạt đỉnh trong vòng 10 phút và có thể kéo dài vài giờ. Bệnh dễ xuất hiện khi người bệnh bị stress, lo lắng ngay cả khi tập thể dục
4. Chứng sợ khoảng rộng
Đặc điểm đặc trưng khi người bệnh đang ở nơi mà lối thoát hiểm khó khăn hoặc nhận thấy không có sự bao bọc, trợ giúp. Dạng bệnh này thường kèm theo với cơn kinh hoảng kịch phát.
5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Đặc điểm đặc trưng của bệnh là người bệnh không làm chủ được các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý. Và để giảm bớt độ thôi thúc gây khó chịu cho bản thân họ buộc phải thực hiện hành vi cưỡng chế. Một số hành vi cưỡng chế như: Nhìn đồng hồ hoặc rửa tay liên tục sưu tầm các đồ vô giá trị, ngăn nắp quá mức, tìm kiếm sự cân đối
6. Rối loạn stress sau sang chấn
Xảy ra sau khi trải qua một sang chấn tâm lý lớn. Sau những trải nghiệm đau buồn như mất người thân, bị ngược đãi,… ở một số người nỗi buồn trở thành sự bất an dai dẳng. Các triệu chứng thường thấy là người bệnh hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn hoặc nó có thể đến trong những cơn ác mộng.
Trẻ em cũng có những dấu hiệu giống người lớn thường gặp ở các bé sợ đi học hoặc đôi lúc lo âu cũng không rõ nguyên nhân.
Lo âu thường đến từ đâu?
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Căng thẳng thần kinh hay còn gọi là stress
Những vấn đề trong cuộc sống như các mối lo về tài chính, bệnh tật mãn tính có thể dẫn tới tình trạng rối loạn lo âu. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi bị mất trí nhớ.
Sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc
Lạm dụng rượu bia ngay cả với trường hợp uống rượu bia trung bình nhưng kéo dài có thể gia tăng mức lo âu ở một số người. Đối với những người phụ thuộc vào rượu bia, cà phê, thuốc ngủ benzodiazepin có thể làm nặng thêm hoặc gây ra tình trạng lo âu và cơn kinh hoảng kịch phát.
Di truyền
Yếu tố di truyền có liên quan tới làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Với những trẻ sinh ra trong giai đình người lớn mắc bệnh sẽ gặp nguy cơ cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Một số dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Lo lắng quá mức
Lo lắng về nhiều việc hàng ngày từ việc nhỏ cho tới việc lớn, người bệnh suy nghĩ lo lắng dai dẳng trong hầu hết các ngày trong tuần kéo dài trên 6 tháng gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Kèm theo đó là các triệu chứng đáng chú ý như: Mệt mỏi, cơ thể đau nhức, căng cơ
Đứng ngồi không yên
Dấu hieuẹ rõ ràng của việc người bệnh đang bị lo lắng, rối loạn lo âu. Có thể có các biểu hiện như nói nhiều, vò đầu liên tục, bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại bởi đầu óc rất nhiều suy nghĩ.
Mất kiên nhẫn
Người bệnh không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, người thân phải gánh chịu những cơn thịnh nộ của bạn. Nhưng cuối cùng chính bạn là người bị cảm xúc của mình hành hạ mình nhiều nhất.
Không thể tập trung vào công việc
Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormon thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Nhưng với tình trạng căng thẳng kéo dài gây tác dụng ngược lại khiến người bệnh mất tập trung vào công việc. Trong trường hợp nặng có thể gây suy giảm trí nhớ.
Sợ hãi một cách vô lý
Người bệnh bị ảm ảnh bởi những thứ tưởng chừng như vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,… Thực tế họ không phát hiện ra cho tới khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục nỗi sợ hãi
Nghi ngờ bản thân
Biểu hiện bằng việc người bệnh tự đặt bản thân trong nhiều giả định, nghi ngờ và các câu hỏi nghi vấn. Hiện tượng này gây ra những vấn đề không nhỏ trong hoạt động hàng ngày bởi khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, thiếu tự tin vào bản thân
Thay đổi khẩu vị, sút cân
Thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc thay đổi. Khi người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng nó sẽ khiến quá trình trao chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người bắt đầu bị tăng cân không kiểm soát. Nhưng một số người khác lại giảm cân đáng kế khi lo lắng.
Rối loạn giấc ngủ
Người bệnh liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ đều có tác động không tốt tới sức khỏe đặc biệt làm mất đi trạng thái ổn định tâm lý. Tình trạng rối loạn lo âu khiến người bệnh thường xuyên gặp ác mộng hay giấc ngủ chập chờn.
Xem thêm:
Giải pháp cho người rối loạn lo âu
Để điều trị tình trạng bệnh rối loạn lo âu có hai phương pháp đó là dùng thuốc và các liệu phát tâm lý. Với liệu pháp hành vi nhận thức, tham vấn tâm lý, thư giãn cũng như thay đổi cuộc sống lành mạnh hơn. Cụ thể
- Liệu pháp hành vi nhận thức: Người bệnh thực hành các bài tập thả lỏng cơ, kết hợp với tập hít vào thở ra ngày càng sâu càng tốt
- Ngưng hút thuốc lá nếu bạn đang hút thốc lá
- Thuốc chỉ sử dụng khi các phương pháp khác không có hiệu quả. Cần lưu ý khi sử dụng thuốc, theo ý kiến của bác sĩ.
- Giảm lượng cà phê dung nạp hàng ngày, tăng cường tập thể dục đều đặn. Yoga là một trong những phương pháp khá hiệu quả trong việc điều trị lo âu.
Tập thể dục đều đặn là một trong những biện pháp đẩy lùi lo âu hiệu quả
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bị rối loạn lo âu:
- Tự tin và sẵn sàng đương đầu với sự lo âu
- Quên đi quá khứ để tập trung vào hiện tại
- Cần học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo âu phi lý đồng thời gạt bỏ khỏi đầu óc của bản thân những lo âu phi lý đó
- Cần suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm, trung thành với chính bạn
- Tập trung vào những việc có lợi cho bạn trước tiên, cần nhớ rằng không ai có thể bảo vệ lợi ích của bạn bằng chính bạn
- Phát triển những thói quen mới để giải giải quyết những căng thẳng
- Học cách nói khong
- Cần có chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện thể dục thể thao
- Cần học cách đưa ra những quyết định thích hợp nhất cho bạn và gắn kết chúng
- Trao đổi với bác sĩ về những nguyên nhân gây ra lo âu của bạn để có lời khuyên đúng đắn
Ý kiến của bạn