Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng gặp khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh, tùy thuộc nguyên nhân mà có biện pháp cải thiện tình trạng. Trong quá trình chữa đau bụng kinh có khá nhiều chị em gặp phải sai lầm khiến tình trạng đau bụng kinh không đỡ mà càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng điểm danh những sai lầm chị em dễ mắc phải khi bị đau bụng kinh.
Những sai lầm mắc phải khi bị đau bụng kinh
Dùng thuốc giảm đau
Nhiều chị em cứ nghĩ rằng sử dụng thuốc giảm đau giảm cơn đau ngay lúc đó giúp cải thiện tình trạng đồng thời không ảnh hưởng gì tới sau này, sử dụng thuốc giảm đau vừa nhanh chóng vừa tiện lợi. Do đó, khi tới chu kỳ mà bị đau bụng kinh chị em sẽ dùng ngay thuốc giảm đau. Điều này thực sự nguy hiểm, vì sử dụng thuốc giảm đau lâu dài dẫn tới nhờn thuốc theo thời gian, mặt khác đau bụng kinh phải do một nguyên nhân gây nên vì vậy ta không thể quy chụp cho nó cách chữa trị là sử dụng thuốc giảm đau.
Việc tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh mới có cách chữa phù hợp và hiệu quả nhất. Khi bạn lạm dụng thuốc giảm đau sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đấm lưng hoặc xoa bóp mạnh
Nhiều chị em gặp phải sai lầm này. Trong những ngày đèn đỏ chị em thường bị đau bụng kinh kèm theo đó là đau lưng, người mệt mỏi. Một số chị em áp dụng sai đấm lưng hoặc xoa bóp mạnh gây ảnh hưởng lớn tới nội mạc tử cung làm máu ra nhiều hơn.
Sau khi lập gia đình bệnh tự khỏi
Đây là quan điểm sai lầm mà khá nhiều người mắc phải, cứ nghĩ lấy chồng sẽ hết đau bụng kinh. Thực tế đau bụng kinh không liên quan tới việc bạn kết hôn hay chưa kết hôn, có con hay chưa có con. Có trường hợp lấy chồng xong đỡ đau bụng kinh hơn, điều đó cho thấy thời con gái hệ thống nội tiết chưa hoàn thiện thực sự, nhưng có chị em trước kia không bị đau bụng nhưng sau sinh em bé xong thì lại đau bụng.
Do đó, phải tìm hiểu nguyên nhân để chữa trị chứ không thể nghe theo những lời truyền tai khi chưa có cơ sở rõ ràng.
Đau bụng kinh tự hết
Đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt tự hết liệu có đúng không? Có những bạn chỉ bị đau bụng kinh trong một thời gian ngắn nhưng có trường hợp bị đau bụng kinh suốt một thời gian dài. Do đó, bạn nên điều trị để tránh chậm trễ đáng tiếc gay ra biến chứng nghiêm trọng.
Một số cách chữa đau bụng kinh tạm thời hiệu quả
Để cải thiện đau bụng kinh tạm thời bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Chườm gừng tươi: Thát mỏng lát gừng hoặc giã nát đắp lên bụng 5 đến 7 phút. Gừng có tính nóng sẽ làm dịu bớt cơn đau của bạn.
- Làm ấm bàn chân: Dưới lòng bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu. Bạn có thể xoa bóp nhẹ lòng bàn chân hay ngân chân trong nước muối ấm để thư giãn.
- Xoa dầu nóng: Giúp máu lưu thông bằng việc dán cáo hay xoa dầu nóng hoặc massage nhẹ vùng bụng sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả.
- Giữ ấm bụng và chườm nóng: Dùng khăn ấm hay hay túi nước ấm để chườm bụng ngoài ra bạn có thể tắm nước ấm và cho ít muối vào.
- Hạn chế làm việc, vận động mạnh: Trong những ngày này, chị em nên chọn cách nghỉ ngơi tại giường, hoặc vận động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc dẫn đến mệt lả.
- Tránh tiếp xúc lạnh trong những ngày “đèn đỏ”
-
Dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu):
Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.
Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.
Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …
Xem chi tiết : TẠI ĐÂY
Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau khi hành kinh. Chị em không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi điều hòa quá lạnh bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh và gây đau.
Xem thêm: Tổng hợp cách chữa đau bụng kinh tại nhà
Món ăn ngon cải thiện chứng đau bụng kinh
Bên cạnh việc chữa trị đau bụng kinh, có một số món ăn bổ dưỡng có tác dụng chữa đau bụng kinh khá hiệu quả:
1. Canh gừng, táo
Nguyên liệu:
- Gừng tươi (30g): tính ấm, vị cay. Công năng phát biểu tán hàn, kiện tỳ cầm nôn, giải độc. Có chứa kali (K).
- Đại táo (10 quả): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, điều dinh vệ, giảm mỡ máu, chống ung thư. Có chứa carbohydrate, Ca, P, K…
- Hoa tiêu (10g): tính ấm, vị cay. Công năng ôn trung tán hàn, trừ thấp giảm đau, sát trùng.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, thái lát; đại táo rửa sạch.
- Đổ nước vào nồi, thêm gừng lát, đại táo, hoa tiêu, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ, ninh 20 phút kể từ lúc sôi thì dùng. Dùng trước kỳ kinh 3 ngày.
Tác dụng: hành khí hoạt huyết hóa ứ. Phù hợp dùng chữa đau bụng kinh thể hàn ứ huyết trệ. Cũng thích hợp dùng chữa đau bụng do lạnh. Khi dùng món ăn này cần kiêng dùng thức ăn sống lạnh.
2. Trứng gà nấu ích mẫu
Nguyên liệu:
- Ích mẫu (30g): tính hơi hàn, vị cay, đắng. Công năng hoạt huyết điều kinh, lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, chữa ung nhọt đau sưng, ngứa da.
- Trứng gà (3 quả, khoảng 150g): lòng trắng trứng tính mát, vị ngọt. Công năng thanh phế lợi hầu, thanh nhiệt giải độc. Lòng đỏ trứng tính bình, vị ngọt. Công năng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo tích phong, kiện tỳ hòa vị. Có chứa protid, vitamin A, Ca, P, K…
Cách thực hiện:
Ích mẫu và trứng gà cho vào nồi, đổ nước nấu. Sau khi trứng chín, vớt ra lột vỏ, cho trở vào nước canh ninh thêm 5 phút thì hoàn tất. Chia ăn vài lần.
Tác dụng: có tác dụng hoạt huyết tán ứ, bổ ích khí huyết. Phù hợp dùng chữa đau bụng kinh thể huyết ứ. Tác dụng hoạt huyết của món ăn này hơi mạnh, người ra nhiều kinh dùng thận trọng.
3. Canh thịt dê nấu đương quy
Nguyên liệu:
- Thịt dê (200g): tính ấm, vị ngọt. Công năng ích khí bổ hư, ôn trung ấm hạ. Có chứa protid, P, K…
- Đương quy (15g): tính ấm, vị cay, ngọt. Công năng bổ huyết hoạt huyết, điều kinh giảm đau, nhuận trường.
- Nhục quế (15g): tính nóng, vị cay, ngọt. Công năng bổ hỏa trợ dương, tán hàn giảm đau, ôn kinh thông mạch. Có chứa Ca, K…
- Hồi hương (15g): tính ấm, vị cay, ngọt. Công năng hành khí giảm đau. Có chứa vitamin A, P…
- Xuyên tiêu (10g): tính nóng, vị cay. Công năng ôn trung tán hàn, khai vị trừ thấp. Có chứa vitamin A, P…
- Muối tinh luyện vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Thịt dê rửa sạch, thái lát nhỏ, sử dụng sau.
- Bắc nồi lên bếp, thêm thịt dê, đương quy, nhục quế, hồi hương, xuyên tiêu và nước nấu chung, sau khi thịt chín, nêm muối gia vị, dùng canh ăn thịt.
Tác dụng: ôn dương, ích khí, bổ thận hoạt huyết hóa ứ.Thích hợp dùng chữa đau bụng kinh thể dương hư huyết ứ. Thích hợp chữa kinh nguyệt không định kỳ thể dương hư, người bị đa nang buồng trứng. Xuyên tiêu gây hại dạ dày, thịt dê khó tiêu, nên người tỳ vị hư nhược dùng thận trọng.
4. Cháo củ cải nấu vỏ quít
Nguyên liệu
- Củ cải (300g): tính mát, vị ngọt. Công năng tiêu thực, hóa đàm, hạ khí khoan trung. Có chứa Ca, P, K, Mg…
- Vỏ quít (20g): tính mát, vị ngọt, chua. Công năng khai vị lý khí, giải khát nhuận phế. Có chứa Ca, P, K, Mg…
- Bột mì, muối, bột nêm mỗi thứ vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Củ cải gọt vỏ rửa sạch, thái lát, vỏ quýt rửa sạch, bột mì cho vào chén đổ nước vừa đủ khuấy thành hồ
- Cho nồi lên bếp, thêm củ cải và vỏ quít đổ nước vừa đủ nấu chung, sau khi sôi, thêm vào hồ bột mì, trộn đều, chờ khi sôi lại, bỏ bột nêm và muối, múc ra tô thì hoàn tất.
Tác dụng: có tác dụng hành khí, hóa đàm, tiêu tích. Phù hợp chữa đau bụng kinh thể khí trệ huyết ứ, thích hợp dùng cho người rối loạn tiêu hóa, ho suyễn thể đàm thấp. Kiêng dùng thức ăn béo ngậy, mát lạnh.
5. Thịt xào tỏi lát
Nguyên liệu:
- Tỏi (100g): tính ấm, vị cay. Công năng giải độc sát trùng, trị ho hóa đàm, tuyên khiếu thông bế, ôn hóa hàn thấp. Có chứa P và K.
- Thịt nạc heo (200g): tính bình, vị ngọt, mặn. Công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Có chứa protid, P, K, Ca, Mg…
- Muối, bột nêm, rượu, nước tương, bột năng với mỗi thứ vừa đủ
Cách thực hiện:
- Tỏi rửa sạch, thái lát mỏng, sử dụng sau. Thịt nạc heo rửa sạch thái lát, sau đó thêm ít rượu, nước tương, bột năng nhào sơ, có vậy mới đảm bảo xào thịt ra tươi mềm.
- Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, thêm thịt, xào nhanh. Sau khi thịt ngả màu, thêm tỏi lát, tiếp tục đảo đều. Sau khi thịt và tỏi chín, thêm vừa đủ muối và bột nêm, múc lên đĩa.
Tác dụng: tư âm, ích khí, ôn trung, tán hàn thấp. Phù hợp chữa đau bụng kinh thể hàn thấp, thích hợp cho người có thể chất hàn thấp. Người đang bị bệnh về mắt kiêng dùng.
Xem thêm:
Ý kiến của bạn