Theo nhiều báo cáo chúng tôi nhận được, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh cảm nhận mức độ stress cao hơn so với thời kì trước đó. Tiến sĩ Jeff Brown, giáo sư tâm lý học tại Trường Y Harvard và là tác giả của Chicken Soup for the Soul: Suy nghĩ tích cực cho sức khỏe tuyệt vời đã nói rằng: “Thời kỳ mãn kinh, chính nó cũng là một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống vì có rất nhiều thay đổi xảy ra”
Stress là gì?
Stress hay căng thẳng là một phản ứng vật lý của cơ thể trước những áp lực hay những yếu tố có đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của chúng ta, bao gồm cả về thể chất lẫn tinh thần. Stress là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
Khi gặp stress, cơ thể giải phóng một hỗn hợp các hormone phức tạp và các hóa chất gồm adrenaline, cortisol và norepinephrine. Thông qua việc giải phóng các kích thích tố này, nó gây ra những biểu hiện liên quan đến cảm xúc, hành vi cũng như thể chất:
Biểu hiện cảm xúc:
- Khó chịu
- Lo lắng hoặc căng thẳng
- Buồn bã
- Chán nản, thờ ơ
- Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân
Biểu hiện hành vi:
- Mất tập trung
- Trở nên vô lý trong các quyết định
- Vội vàng, hấp tấp
- Hay quên hoặc trở nên vụng về
- Dễ nổi cáu, trở nên nóng tính
- Rối loạn ăn uống, giấc ngủ
- Muốn sử dụng hoặc sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc, vv)
Triệu chứng thể chất:
- Chóng mặt, đau đầu
- Rối loạn tiêu hóa
- Đổ mồ hôi
- Khô miệng, khó thở hoặc đau ngực
- Căng hoặc đau cơ
- Tim đập nhanh
- Tăng huyết áp
- Gặp các vấn đề liên quan đến tình dục, suy giảm ham muốn
Cuộc sống hiện đại, stress có thể giúp chúng ta tồn tại trong những tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như phản ứng nhanh chóng với một người đang chạy trước xe của chúng ta bằng cách đạp phanh. Tuy nhiên stress mãn tính lại không tốt cho sức khỏe. Nó làm tăng huyết áp và nhịp tim, nhức đầu, trào ngược dạ dày, trầm cảm/lo âu, về lâu dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một số người tin rằng stress mãn tính có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của chúng ta, khiến chúng ta dễ bị bệnh, dễ nhiễm trùng. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe, stress còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ của chúng ta, hiệu quả công việc, ý thức chung về hạnh phúc và chất lượng cuộc sống.
Stress thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh
Có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề stress thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh.
Như đã nói ở trên, khi gặp stress cơ thể sẽ giải phóng adrenaline, cortisol và norepinephrine. Estrogen là hormone giúp duy trì lượng cortisol, nhưng ở thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh lượng estrogen thay đổi mạnh, điều này có nghĩa là nồng độ cortisol trong cơ thể không được điều chỉnh một cách hiệu quả như trước kia nữa. Đó là lý do khiến phụ nữ giai đoạn này dễ gặp stress hơn.
Ngoài ra, trải qua thời kì tiền mãn kinh – mãn kinh cũng chính là một giai đoạn căng thẳng trong cuộc đời người phụ nữ. Sự thay đổi hormone cũng như gặp các triệu chứng thể chất ở thời kì này rất dễ làm phụ nữ cảm thấy stress, trầm cảm, lo lắng, hoặc cô đơn.
Thời kì tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ rất dễ stress và ngược lại, stress kéo dài cũng có thể khiến phụ nữ bị mãn kinh sớm. Bài tiết cortisol mãn tính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Mức cortisol cao có thể dẫn đến vô kinh (ngừng kinh nguyệt). Cortisol dư thừa cũng ức chế sản xuất progesterone, gây mất cân bằng giữa progesterone và estrogen, dẫn đến nguy cơ mãn kinh sớm ở phụ nữ.
Quản lý stress ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Tầm quan trọng của việc quản lý stress
Việc kiểm soát stress là điều quan trọng cho dù bạn đang ở giai đoạn nào trong đời, nhưng trong thời kỳ mãn kinh và mãn kinh, việc kiểm soát căng thẳng là rất quan trọng trong việc giảm thiểu những thay đổi nội tiết gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa và rối loạn giấc ngủ.
Đồng thời, stress mãn tính rất dễ dẫn đến các vấn đề liên quan tới sức khỏe như ta đã nói ở trên. Trên thực tế, 50-60% các vấn đề y tế bắt nguồn từ sự căng thẳng hoặc các sự kiện liên quan đến stress.
Giải pháp cho stress tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?
- Chia sẻ
Đừng chịu đựng thời kì này một mình, bạn hãy chia sẻ những khó chịu với người thân trong gia đình và đặc biệt là người chồng. Đồng thời, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bác sĩ. Nếu không thể, bạn có thể liên lạc với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn và giúp đỡ.
- Không ôm đồm
Phụ nữ nổi tiếng là ôm đồm và đa nhiệm, chính những điều này lại khiến họ dễ gặp stress hơn. Đặc biệt, giai đoạn này chúng ta không còn nhiều năng lượng như thời 20-30 nữa, việc ôm đồm quá nhiều việc rất dễ làm tâm trạng đi xuống. Vì thế, hãy biết nói không với những việc không cần thiết.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc
Ở giai đoạn mãn kinh, 61% phụ nữ báo cáo các triệu chứng mất ngủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng stress. Chính vì thế, hãy cố gắng sắp xếp cho mình một lịch làm việc và nghỉ ngơi sao cho thật hợp lý. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, có thể thực hiện một số mẹo giúp ngủ ngon hơn. Nếu vẫn không có hiệu quả, hãy tới gặp bác sĩ để xin lời khuyên.
- Dinh dưỡng tốt
Dinh dưỡng tốt và tối ưu hóa việc tiêu thụ các chất dinh dưỡng cụ thể có thể giúp ích đáng kể trong việc duy trì một tâm trạng thoải mái, tránh xa stress. Hãy ghi nhớ một số mẹo nhỏ dưới đây:
– Ăn các loại thức ăn chứa carbohydrates phức tạp như yến mạch, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, và tránh các thức ăn có đường;
– Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước;
– Tránh xa các thực phẩm đã chế biến, được đóng gói sẵn
– Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê và trà;
– Ăn giới hạn lượng muối, chất béo bão hòa và thức ăn cay.
- Tìm một niềm đam mê
Cảm giác thử một thứ gì đó mới và thú vị có thể giúp giảm stress và bắt đầu một sở thích mới giúp bạn nâng cao tinh thần. Ở độ tuổi này, bạn có thể học khiêu vũ hoặc kịch, tham gia câu lạc bộ sách, tận hưởng nhiều thời gian hơn trong vườn, du lịch hoặc khám phá nghệ thuật, .v.v.
- Tận hưởng thiên nhiên
Nhiều nghiên cứu cho chúng ta biết rằng thiên nhiên giúp giảm stress, và theo Michael Posner – giáo sư danh dự tại Đại học Oregon: “Việc ngắm nhìn và lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên dường như đặc biệt có lợi cho tâm trí chúng ta”. Hiệu suất nhận thức của con người được cải thiện một cách tự nhiên khi hòa mình vào thiên nhiên, thậm chí chỉ cần dành một chút thời gian để nhìn vào hình ảnh của thiên nhiên thôi cũng mang lại những hiệu quả tích cực.
- Tham gia tình nguyện
Dành thời gian giúp đỡ những người kém may mắn hơn là một cách tuyệt vời để giải quyết các triệu chứng mãn kinh khó chịu, bao gồm cả stress. Việc tình nguyện mang đến cho bạn cảm giác “sống có ý nghĩa”, từ đó kích hoạt giải phóng “hormone hạnh phúc”.
- Massage
Hãy thử ngâm mình trong bồn tắm với các loại dầu thơm như hoa oải hương, ylang, hoa cúc, hoặc phong lữ (nếu cần thiết có thể đến spa), đây cũng là một phương pháp thư giãn giúp giải tỏa căng thẳng, stress một cách rất hiệu quả.
- Thử áp dụng một số kỹ thuật giảm stress
– Đi bộ – đây là một hoạt động không chỉ tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể của bạn, nó còn rất hiệu quả trong việc kiểm soát stress.
– Kỹ thuật thở. Một phương pháp hiệu quả khác là sử dụng các bài tập thở sâu để giảm stress. Hãy thử bài tập đơn giản dưới đây và thực hành thường xuyên:
- Ngồi trên một chiếc ghế, thẳng lưng, hai chân trên sàn nhà.
- Đặt tay lên bụng
- Từ từ đếm đến bốn khi hít vào qua mũi, cảm nhận vòng bụng tăng lên
- Giữ hơi thở đó trong một giây.
- Sau đó, từ từ đếm đến bốn trong khi thở ra bằng miệng, để cho bụng từ từ giảm xuống
- Lặp lại bài tập này 5 đến 10 lần.
- Tập thể dục đúng
Thể dục thể thao là người bạn tuyệt vời cho sức khỏe, giúp giải tỏa stress, làm tâm trạng thoải mái hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng sản xuất cortisol, vì thế hãy biết cân bằng và tập thể dục sao cho đúng và phù hợp với bản thân.
- Viết nhật ký
Viết cũng là một cách tốt để giải tỏa những cảm xúc không tốt. Nó cũng giúp bạn nhìn nhận tốt hơn xem bạn có đối xử tốt với bản thân không. Vì thế, có thể viết nhật kí nếu bạn có một vài điều không muốn chia sẻ với ai.
Có loại thuốc nào giúp giảm stress không?
Nếu bạn thấy rằng biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả trong việc làm dịu stress của mình thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám.
Bác sĩ sẽ có thể kê toa để điều trị stress tuổi mãn kinh bằng các loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần. Tuy nhiên những loại thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, liệu pháp HRT đã được sử dụng như một phương pháp điều trị tổng quát cho một loạt các triệu chứng mãn kinh, nhưng phương pháp này cũng gây ra rất nhiều rủi ro sức khỏe cũng như tác dụng phụ.
Ngày nay, để giải quyết các triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh, các chuyên gia thường khuyên dùng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Đậu nành và dịch chiết Chasteberry là 2 thành phần chính trong các sản phẩm này, chúng được chứng minh có hiệu quả trong việc cân bằng hormone nữ; giúp giảm tần suất và mức độ của các cơn bốc hỏa và toát mồ hôi; giảm các triệu chứng tâm lý tiêu cực; đồng thời hỗ trợ điều trị loãng xương. Đặc biệt, đậu nành và Chasteberry đều không gây ra những tác dụng tiêu cực nào tới cơ thể, vì thế có thể sử dụng một cách lâu dài để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phái nữ.
Ý kiến của bạn