Tại sao bị đau bụng kinh?

Đau bụng kinh là hiện tượng gặp khá phổ biến ở phụ nữ vào mỗi kỳ hành kinh. Cơ thể mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chướng bụng,…là những dấu hiệu thường gặp trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân gây đau bụng kinh khá da dạng, cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng kinh và cách cải thiện tình trạng này.

Tại sao bị đau bụng kinh? 1

Đau bụng kinh là gì?

Hiện tượng kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên mà hầu hết nữ giới nào cũng có từ lúc bước vào tuổi dậy thì cho tới mãn kinh. Nhưng nhiều khi tới mỗi kỳ kinh nguyệt là nỗi sợ hãi của nhiều chị em do những cơn đau bụng kinh từ âm ỉ tới dữ dội hành hạ.

Đau bụng kinh có nhiều mức độ khác nhau, có người đau nhẹ, có người đau âm ỉ hoặc dữ dội làm cho tay chân bủn rủn, thậm chí đau quằn quại dẫn tới hôn mê, ngất xỉu. Đau bụng kinh xảy ra ở vùng bụng dưới và thắt lưng ở nữ giới. Thông thường những cơn đau bụng kinh diễn ra dữ dội hơn vào khoảng 1 – 2 ngày đàu và giảm dần ở những ngày sau trong kỳ hành kinh.

Phân chia mức độ đau bụng kinh

Đau bụng kinh được chia là 3 mức độ đau khác nhau:

Mức nhẹ: Thông thường trước hoặc trong thời kì hành kinh, phần lớn chị em có dấu hiệu đau thắt lưng nhẹ, đau âm ỉ nhưng nhẹ phần bụng dưới, đầy bụng, ngực căng. Triệu chứng này chỉ xuất hiện trong những ngày đầu bị đèn đỏ và không cần sử dụng tới thuốc giảm đau.

Mức trung bình: Ngoài bị đau bụng và đau lưng, một số chị em phụ nữ còn có dấu hiệu khác kèm theo như có cảm giác buồn nôn, bị nôn, tay chân lạnh, bủn rủn, tiêu chảy. Khi đó, chị em sử dụng một số phương pháp giảm đau như chườm ấm, massage nhẹ,…Khi hết thời kỳ kinh nguyệt là sẽ hết đau.

Mức độ nặng: Chị em cảm thấy khó chịu với những cơn đau bụng kinh dữ dội trước hoặc trong kỳ này, cơn đau thắt lưng kéo dài, chân tay lạnh ngắt, ra nhiều mồ hôi, mặt mũi xanh xao nhợt nhạt, khó thở kèm theo ói mửa, tiêu chảy thậm chí ngất đi và không có biện pháp giảm đau.

Xem thêm: Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau

Đau bụng kinh do đâu?

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại chính, mỗi loại có các nguyên nhân gây đau bụng kinh khác nhau.

Đau bụng kinh nguyên phát

Thường gặp ở các bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì, kéo dài từ khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái có cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường dẫn tới đau bụng kinh

Đau bụng kinh thứ phát

Do các bệnh lý phụ khoa gây nên như:

Lạc nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc phủ mặt trong tử cung, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc này bắt dầu tái tạo dày lên, bong ra ngoài và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Nhưng ở một số chị em lớp nội mạc tử cung bong ra không thoát ra ngoài mà đi lạc chỗ qua ống dẫn trứng và phát triển tới những bộ phận khác tạo thành những ổ lạc nội mạc tử cung gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng kinh rất dữ dội.

Bên cạnh đó, đau bụng kinh do các bệnh lý khác như u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, viêm vùng chậu.

Ngoài ra, đau bụng kinh do một số nguyên nhân khác gây nên:

  • Di truyền từ mẹ sang con: Theo kết quả nhiều nghiên cứu cho rằng bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái có khả năng bị đau bụng kinh cao hơn.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp trong kỳ kinh nguyệt, uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh.
  • Ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều
  • Do đặt vòng tránh thai
  • Thần kinh và tinh thần không ổn định khiến bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại
  • Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
  • Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, rất dễ dẫn đến đau bụng kinh.
  • Ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…

Đau bụng kinh phần lớn diễn ra 1 – 2 ngày trong kỳ kinh, đối với bạn gái tuổi dậy thì thường bị đau hơn so với phụ nữ trưởng thành nhất là phụ nữ trưởng thành đã sinh con. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau bụng kinh dữ dội khiến chị em phải nghỉ học, nghỉ làm, trường hợp đau dữ dội này cần được thăm khám cụ thể.

Cải thiện tình trạng đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Để giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

Tắm nóng hoặc chườm ấm

Tắm nóng hoặc chườm ấm 1

Áp một ít nhiệt lên bụng giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả, bạn có thể dán miếng dán nhiệt hoặc bình nước ấm lên bụng sẽ giúp giảm đau. Bên cạnh đó, có thể tắm nóng bằng vòi hoa sen cũng mang lại hiệu quả

Bên cạnh đó, chú ý uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm giúp bạn làm dịu cơn đau. Tránh vận động mạnh, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, kiêng ăn đồ lạnh trong những ngày hành kinh.

Massage vùng bụng

Massage vùng bụng 1

Thường xuyên bị đau trong ngày đèn đỏ chị em nên bỏ túi một số cách maxa chữa đau bụng kinh khá hiệu nghiệm. Xop bóp nhẹ nhàng vùng bụng dưới khiến cơ bụng không bị co thắt đột ngột từ đó giúp giảm đau bụng kinh

Uống sữa, ăn sữa chua

Uống sữa, ăn sữa chua 1

Chị em bị đau bụng kinh nên uống một cốc sữa ấm hoặc ăn thêm 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày trước hành kinh giúp cải thiện đau bụng kinh một cách hiệu quả.

Trứng gà, ngải cứu

Trứng gà, ngải cứu 1

Ngải cứu là vị thuốc nam có tác dụng điều hòa kinh nguyệt giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể giã nát ngải cứu vắt lấy nước uống hoặc kết hợp ngải cứu với trứng gà chứng cách thủy hoặc rán. Tình trạng đau bụng kinh của bạn sẽ được cải thiện.

Đắp gừng

Đắp gừng 1

Đây là một trong những mẹo chữa đau bụng kinh khá đơn giản mà hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 củ gừng tươi giã nát, bỏ vào khăn xô rồi đắp lên vùng bụng bị đau. Khoảng 5 – 7 phút tình trạng đau bụng kinh giảm bớt.

Tắm muối khoáng

Vào ngày hành kinh bạn không nên kiêng tắm gội, chỉ cần tránh gió lùa, tắm gội nhanh để tránh bị cảm là được. Tắm ấm pha muối khoáng giúp chị em giải tỏa stress, căng thẳng và giảm đau bụng kinh nhanh chóng.

Tập yoga

Tập yoga 1

Chị em thường xuyên vận động, tập thể dục đặc biệt là bộ môn yoga giúp giảm đau bụng kinh và giảm bớt tình trạng đau hiệu quả. Bạn có thể hỏi chuyên gia yoga về các bài tập hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh.

Để cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, một trong những giải pháp an toàn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.  Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu bạn lo lắng cho tình trạng đau bụng kinh của mình nên tới hỏi ý kiến bác sĩ. Trong những trường hợp dưới đây bạn nên đi khám ngay:

  • Đau bụng nhiều
  • Đau bụng vẫn diễn ra sau khi kỳ hành kinh đã kết thúc
  • Ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu nhiều hơn hoặc lâu hơn so với thường lệ
  • Chảy dịch bất thường từ âm đạo đặc biệt khi nó dính và có mùi hôi
  • Sốt

Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn