Cách khống chế rối loạn lo âu hiệu quả

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực và lo toan trong công việc, cuộc sống cũng như học tập,…là những nguyên nhân phổ bbiến dẫn tới tình trạng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu kéo dài mà không được khám và điều trị gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, tăng mức độ nguy hiểm của bệnh mãn tính. Cùng tìm hiểu phương pháp để khắc phục chứng rối loạn lo âu hiệu quả.

Cách khống chế rối loạn lo âu hiệu quả 1

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức của con người trước tình huống xảy ra trong cuộc sống. Tình trạng này có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại kéo dài mà không có lý do rõ ràng. Lo âu, sợ hãi quá mức gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, công việc cũng như học tập của người bệnh.

Bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau như:

  • Rối loạn lo âu toàn thể
  • Hội chứng sợ xã hội
  • Rối loạn lo âu phân ly
  • Rối loạn đặc hiệu

Người bệnh có thẻ  mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc.

Dấu hiệu thường gặp khi rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu bao gồm nhóm nhiều triệu chứng có liên quan tới trạng thái khác nhau. Do đó, tùy từng người mà có biểu hiện khác nhau ngay từ đầu. Với người bệnh này bệnh có thể biểu hiện dưới dạng một cơn lo âu kịch phát mà khong có dấu hiệu báo trước nhưng với người khác bệnh lại xuất hiện từ từ, có người căng thẳng, lo lắng về mọi thứ trong cuộc sống nhưng tất cả những rối loạn này tập trung vào việc lo lắng hoặc sợ hãi nghiêm trọng về một tình huống mà mọi người cho rằng bình thường.

Biểu hiện về cảm xúc

Người bệnh lo lắng và sợ hãi một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, có cảm giác sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, đứng ngồi không yên, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, luôn cảm thấy đầu óc trống rỗng, cảm thấy sẽ có điều gì xấu xảy ra với mình.

Biểu hiện về triệu chứng của cơ thể

  • Hoa mắt, khó chịu
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Hay vã mồ hôi
  • Dạ dày cảm thấy khó chịu
  • Hay đi tiểu, thở mệt,…
  • Tay chân run
  • Căng cơ
  • Đau đầu
  • Mất ngủ

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu hiện nay vẫn chưa được làm rõ nhưng theo nghiên cứu bệnh có liên quan tới các chất dẫn truyền thần kinh trong não, yếu tố di truyền, môi trường sống, nhân cách,…Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như stress, bệnh tật, áp lực cuộc sống, di chứng tuổi thơ,…

Các phương pháp kiểm soát rối loạn lo âu hiện nay

Rối loạn lo âu gây ra những hậu quả nặng nề tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Nó có thể khiến người bệnh bị trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, mất ngủ, gây ra những vấn đề về dạ dày, ruột, …Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời để hạn chế những ảnh hưởng tới người bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc hoặc kết hợp với tâm lý liệu pháp.

Sử dụng thuốc

Thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là những thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 đến 90 phút. Thuốc có nhược điểm khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc nếu dùng quá vài tuần. Vì vậy, bác sĩ chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng. Thuốc sử dụng có thể gây lảo đảo, choáng váng, mất phối hợp vận động. Nếu sử dụng liêu cao và dài ngày có thể gây rối loạn trí nhớ. Người bệnh không được lái xe và vận hành máy móc khi đang uống thuốc.

Buspirone (buSpar) là một loại thuốc khác thường dùng để điều trị RLLATT. Sử dụng thuốc này phải vài tuần mới cải thiện được triệu chứng nhưng có ưu điểm không gây lệ thuộc vào thuốc. Tác dụng phụ là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn xảy ra khi dùng thuốc, tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác bồn chồn, mất ngủ,…

Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ảnh hưởng tới hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là có vai trò trong hình thành rối loạn lo âu. Các thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị RLLATT gồm: fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

Bác sĩ thường phải điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn một loại thích hợp và ít tác dụng phụ nhất với người bệnh. Bạn không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tâm lý liệu pháp

Phương pháp này cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần qua sự lắng nghe và trao đổi. Việc điều trị rối loạn lo âu hay bất cứ bệnh tâm thần nào khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không có bất kì một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng cho toàn bộ người bệnh. Chủ yếu là điều trị ngoại trú, nhưng có một số trường hợp nặng phải nhập viện.

Xem thêm: 

Lối sống và các biện pháp khắc phục

Phần lớn người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cần được điều trị tâm lý hoặc thuốc. Thay đổi lối sống tạo ra sự khác biệt, cụ thể:

  • Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày: Tập thể dục giúp giảm căng thẳng mạnh mẽ, cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể duy trì thành thói quen thường xuyên, bắt đầu chậm và tăng dần số lượng và cường độ tập thể dục.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh:  Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, thức ăn có đường và thức ăn chế biến sẵn. Bao gồm các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống giàu axít béo omega 3 và các vitamin B
  • Tránh sử dụng rượu bia và các thuốc an thần khác có thể khiến bệnh càng trở nên trầm trọng
  • Thư giãn cơ thể bằng các phương pháp như thiền, yoga là những kỹ thuật thư giãn
  • Ngủ đủ giấc và chất lượng giúp tình thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh. Khi gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cần gặp bác sĩ để được tư vấn.

Lối sống và các biện pháp khắc phục 1

Tập thể dục mỗi ngày giúp bạn cải thiện sức khỏe, giải tỏa stress

Một số lời khuyên hữu ích giúp bạn đối phó với sự lo âu

  • Quên quá khứ để tập trung vào hiện tại.
  • Học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo âu phi lý và gạt bỏ khỏi đầu óc của bạn những lo âu vô lý đó.
  • Tự tin và sẵn sàng đương đầu với sự lo âu.
  • Suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm. Trung thành với chính bạn.
  • Tập trung vào những việc có lợi cho bạn trước tiên. Nên nhớ rằng không ai có thể bảo vệ những lợi ích của bạn bằng chính bạn.
  • Phát triển thói quen mới để giải quyết những căng thẳng.
  • Học cách nói không
  • Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn
  • Học cách ra những quyết định thích hợp nhất cho bạn và gắn kết với chúng
  • Trao đổi những nguyên nhân gây nên tình trạng lo âu với bác sĩ để có lời khuyên đúng đắn nhất

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn