Đau bụng kinh nhưng không ra máu khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng không biết mình gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Đây là vấn đề mà khá nhiều chị em gặp phải mà không hiểu nguyên nhân do đâu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân đau bụng kinh nhưng không ra máu để có biện pháp chữa trị đau bụng kinh hiệu quả.
Đau bụng kinh nhưng không ra máu – Do đâu?
Nhiều chị em bị đau bụng kinh nhưng không ra máu kinh cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết sức khỏe của mình có vấn đề gì không. Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát: Xảy ra ở chị em quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh mà nguyên nhân thường gặp do bất thường trong giải phẫu sinh lý bẩm sinh, bất thường trong nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết, cấu tạo cơ quan sinh dục không có tử cung, teo buồng trứng, teo tuyến yên bẩm sinh, không có vách ngăn âm đạo.
Đau bụng kinh thứ phát bao gồm:
Mang thai
Với chị em bắt đầu giai đoạn đầu của thai kỳ khiến cho chị em có dấu hiệu như sắp đến tháng. Các triệu chứng đau bụng, căng tức vùng ngực, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt,…nhưng không hề có máu kinh. Khi mang thai thì kì kinh nguyệt của chị em không có trong khoảng thời gian đó do quá trình tạo sữa, các kích thích tiết tố nhau thai mới hình thành, giữ không cho niêm mạc tử cung tách rời, phân rã. Điều đó lý giải vì sao chị em không thấy hiện tượng ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Triệu chứng tiền kinh nguyệt
Chị em sắp tới thời kỳ mãn kinh dễ gặp phải những dấu hiệu này, khi tới tầm tuổi từ 45 – 50 phụ nữ bị mãn kinh suy giảm chức năng sinh sản và các hoạt động của buồng trứng giai đoạn này suy giảm. Vì vậy, kinh nguyệt có tháng có có tháng không, lượng máu không ổn định và biến mất. Điều đó lý giải tại sao chị em có hiện tượng đau bụng kinh mà không ra máu.
Rối loạn nội tiết tố
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn không ra máu trong kỳ hành kinh. Tình trạng mất cân bằng hormone progesterone và estrogen sẽ ảnh hưởng đến kì kinh nguyệt. Sự mất cân bằng này gây ra những bất thường về vòng kinh nguyệt hoặc mất kinh, trễ kinh do đây là 2 hormone chi phối hoạt động này.
Do tâm lý
Do tâm trạng lo lắng, căng thẳng quá mức khi tới những ngày hành kinh làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể dẫn tới mất kinh khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Vì tâm lý có tác động tới mọi hoạt động của cơ thể, stress trrầm cảm nặng gây ra nhiều tác động xấu với sức khỏe, và đối với chị em có thể dẫn tới chậm kinh, mất kinh.
Phá thai hay sẩy thai nhiều lần
Đây là nguyên nhân gây mất kinh mặc dù có hiện tượng đau bụng kinh trước đó do dính tử cung là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao. Với chị em sẩy thai hoặc phá thai một lần thì dâu bụng kinh nhưng không ra máu chỉ xảy ra tạm thời chứ không lâu dài.
Sử dụng thuốc tránh thai
Một số chị em dùng thuốc tránh thai có thể bị mất kinh nhưng lại có những triệu chứng như đến kỳ kinh nguyệt.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng
Với những chị em vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng thì việc không có kinh là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Phải làm gì khi đau bụng kinh nhưng không ra máu?
Khi chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh khi sắp tới ngày kinh nguyệt nhưng lại không ra máu, chị em phải xử trí như sau:
Nếu nghi ngờ mình có thai nhanh chóng dùng que thử thai để xác định. Sau đó, đến ngay trung tâm y tế để bác sĩ tiến hành kiểm tra kịp thời. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé
Trường hợp trong gia đình bạn có tiền sử bất kỳ chứng rối loạn sinh sản nào như ung thư tử cung, u nang buồng trứng,… nên khám bác sĩ khi thấy mình có triệu chứng kể trên, cần tìm ra nguyên nhân chúng ta mới có biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu xác định bạn đang gặp phải vấn đề hội chứng tiền kinh nguyệt thì có nhiều cách giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Chi tiết: TẠI ĐÂY
Bên cạnh việc điều trị, chị em cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho phù hợp. Cần bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. Chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi phù hợp là phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Một số biện pháp chữa đau bụng kinh
Đau bụng kinh nhưng không ra máu có nhiều nguyên nhân, nếu bạn mang thai đó là một tin mừng nhưng nhiều trường hợp khác gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Do đó, khi có dấu hiệu trên chị em cần tới trung tâm y tế để thăm khám. Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh, dưới đây là một số biện pháp đơn giản:
Chế độ ăn uống cần được cải thiện
Đau bụng kinh nhưng không ra máu nguyên nhân đôi khi ở chế độ ăn uống không ổn định ở nhiều chị em. Khi cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ có một sức khỏe tốt mà kỳ kinh nguyệt diễn ra một cách suôn sẻ hơn
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng kích thích ra máu nhiều hơn trong kì kinh nguyệt và dễ bị táo bón khiến kỳ kinh nguyệt trở nên mệt mỏi và nặng nề hơn.
- Bổ sung thực phẩm nhiều dưỡng chất như vitamin, canxi, kẽm, omega3, sắt,… giúp hạn chế đau bụng kinh.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có ga,…
- Trong những ngày kinh nguyệt hạn chế ăn hải sản vì có tính hàn khiến đau bụng kinh càng dữ dội hơn
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi sao cho phù hợp bằng cách:
- Tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, cân đối mà còn giúp giảm thiểu cơn đau bụng kinh. Yoga là một trong những lựa chọn tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời giúp cải thiện đau bụng kinh khá hiệu quả.
- Tắm ấm hoặc pha thêm muối với nước tắm trong kỳ nguyệt san giúp giảm đau bụng kinh hữu hiệu
- Tinh thần lạc quan vui vẻ, hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống
- Trường hợp đau bụng kinh dữ dội có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng không nên lạm dụng vào uống thuốc vì chúng không chữa dứt điểm đau bụng kinh mà chỉ làm giảm triệu chứng tức thời.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đặc biệt là trong ngày hành kinh
Với những chị em bị đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt, lựa chọn cho mình phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả – sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”
Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY
Ý kiến của bạn