Cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ. Khi giấc ngủ không đủ gây ảnh hưởng tới khả năng tái tạo và loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tình trạng mất ngủ kéo dài gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng mà bạn không ngờ tới, cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Mất ngủ là tình trạng bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại
Mất ngủ (rối loạn giấc ngủ) là một dạng rối loạn tân thần cần phải được chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị kịp thời. Mất ngủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, làm giảm trí nhớ,..
Dấu hiệu của mất ngủ là bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ được nhưng trằn trọc, ngủ chập chờn, không sâu giấc, ngủ dậy có cảm giác đau đầu uể oải.
Chứng mất ngủ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn xảy ra ở một bộ phận lớn giới trẻ hiện nay. Xã hội phát triển khiến nhiều thanh thiếu niên bị chứng khó ngủ, mất ngủ ngày càng đa dạng hơn chẳng hạn như thức khuya sử dụng điện thoại, máy tính dẫn tới quá giấc mà bị khó ngủ hay gặp phải các vướng mắc về tình cảm, căng thẳng trong học tập.
Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, người lờ đờ khó chịu mà còn là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe như:
Mất trí nhớ tạm thời
Mất ngủ hoặc khó ngủ trong một thời gian dài gây tổn thương tới não bộ. Tình trạng này khiến đầu óc thiếu minh mẫn, thường hay nhớ nhớ quên quên. Tình trạng mất trí nhớ tạm thời gây ảnh hưởng tới tâm trạng khiến người bệnh luôn bị bất ổn về tâm lý.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Mất ngủ dài ngày khiến nã bộ tổn thương, phần não được cấp máu bởi động mạch bị ngừng trệ đột ngột và rơi vào tình trạng thiếu oxi, tế bào não chỉ chết sau vài phút.
Đau tim
Khi bạn bị mất ngủ lâu ngày, cơ thể luôn mệt mỏi nên có nguy cơ tăng huyết áp dẫn tới tình trạng nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim thường bắt đầu từ từ, xuất hiện các cơn đau từ nhẹ cho tới mạnh.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Những người mất ngủ thường bị đói về đêm, khi đó sẽ tăng cảm giác thèm ăn và sử dụng đồ ăn nhanh và các thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo,.. Lâu ngày, lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới tiểu đường.
Trầm cảm
Khi bị mất ngủ, cơ thể và đầu óc luôn bị căng thẳng dẫn đến bất ổn về tâm lý, lâu ngày sẽ bị stress và trầm cảm.
Tiểu không tự chủ
Khi bạn bị khó ngủ, mất ngủ luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh và thường lượng nước tiểu rất ít hoặc nhiều khi muốn đi vệ sinh nhưng lại không đi được.
Loãng xương
Khi giấc ngủ của bạn ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có thể khiến mật độ xương giảm đi đáng kể từ đó dẫn tới tình trạng xương yếu và giòn. Bên cạnh đó, khi thiếu ngủ thành phần khoáng chất có trong xương cũng giảm khiến xương dễ gãy hơn và gây ra tình trạng đau khớp.
Ung thư
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng: Nếu ngủ không đủ giấc có thể gây ra ung thư vú và các loại ung thư khác. Nguyên nhân do khi thiếu ngủ, các gốc tự do không được loại bỏ triệt để để có khả năng hủy hoại các tế bào và gây ra ung thư.
Bên cạnh đó, thiếu ngủ còn gây tích tụ độc tố trong cơ thể, góp phần không nhỏ vào việc phá hủy cơ thể.
Xem thêm:
Chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện tình trạng mất ngủ
Bạn cần thay đổi lối sống và áp dụng một số biện pháp khắc phục dưới đây để đối phó với tình trạng mất ngủ:
- Có chế độ tập luyện thể dục hàng ngày và năng động hơn
- Hạn chế caffein, cồn và không hút thuốc
- Các thuốc bạn sử dụng cần kiểm tra lại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có loại nào gây ra mất ngủ hay không
- Ngủ trưa vừa phải, một giấc ngủ trưa không quá 30 phút và không nên ngủ trưa sau 3 giờ chiều
- Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ
- Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa mất ngủ
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta trở nên ít ngủ hơn, để cải thiện tình trạng này các bạn nên thoải mái tâm lý bằng cách nghe một bài nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn
Nói không với rượu bia, các chất kích thích vì chúng có thể khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn
Bổ sung dưỡng chất giàu omega-3, vitamin tự nhiên, kẽm để cho việc tuần hoàn máu diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố cải thiện mất ngủ
Không nên vận động quá mạnh như tập thể dục mạnh, nghe nhạc mạnh hoặc ăn quá no vì chúng kích thích thần kinh trung ương hưng phấn và không thể đi vào giấc ngủ
Mất ngủ kéo dài cần đi khám chuyên khoa để được tư vấn cụ thể, cũng như phát hiện kịp thời khi có bệnh lý giúp cải thiện tình trạng tốt hơn.
Xem thêm: Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh
Ý kiến của bạn