Chu kỳ kinh nguyệt là tổng hợp các hiện tượng sinh lý thay đổi trong cơ thể phụ nữ theo một chu kỳ được lặp đi lặp lại dưới tác động của hệ thống hormon sinh dục và là điều cần thiết để đảm bảo khả năng sinh sản của người phụ nữ. Mỗi người phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt nhưng lại ít ai có những hiểu biết cụ thể toàn diện về chu kỳ kinh nguyệt. H-Regulator giới thiệu đến bạn đọc những hiểu biết cần thiết để mọi người cùng nắm rõ về kinh nguyệt của mình.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là các thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại có chu kỳ ở người phụ nữ. Thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt thường được diễn ra từ 28 – 32 ngày tùy thuộc vào sức khỏe và tâm sinh lý của người phụ nữ. Việc chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài hơn vài ngày là điều rất bình thường của phụ nữ chính vì vậy khi gặp hiện tượng kinh nguyệt đến sớm hơn hay muộn hơn so với các tháng trước chị em không cần quá lo lắng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường như chỉ 2 tuần hay vài tháng mới có thì nên đi kiểm tra và có sự theo dõicủa bác sĩ chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng trong thời kỳ sinh sản giữa 2 thời lỳ là dậy thì và mãn kinh.
Theo quan niệm cổ điển: chu kỳ kinh nguyệt được thượng đế ưu ái dành tặng riêng cho người phụ nữ để tận hưởng niềm hạnh phúc khi được làm mẹ. Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Theo quan niệm hiện đại: chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi định kỳ tự nhiên xảy ra trong buồng trứng và tử cung cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Chu kỳ này hỗ trợ cho việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng đã thụ tinh và mang thai.
Xem thêm: “Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn xác”
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xảy ra kỳ kinh nguyệt của tháng này đến ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt chung điển hình của người phụ nữ kéo dài từ 28-32 ngày tuy nhiên có thể ngắn hơn hoặc dài hơn khác nhau đối với từng phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có độ dài từ 21 đến 35 ngày. Và chiều dài Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kỳ ngắn ngất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày cùng với các đặc điểm sau:
- Thời gian hành kinh: 4+- 2 ngày.
- Lượng máu kinh: 40 – 100 ml.
- Đặc điểm máu kinh: ngày đầu và ngày cuối ra ít, những ngày giữa ra nhiều
Chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn hình thành nang mạc (14 ngày, trong đó có từ 5 – 6 ngày kinh nguyệt), giai đoạn rụng trứng (diễn ra trong khoảng 24h), giai đoạn hoàng thể (diễn ra trong khoảng 14 ngày). Kết thúc pha hoàng thể cũng chính là sự bắt đầu cho một kỳ hình thành nang trứng mới.
Các dạng chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt được chia ra làm các dạng theo đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt: bình thường, thưa, mau và thất thường
- Kinh nguyệt bình thường: Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21- 35 ngày, thời gian hành kinh từ 2-6 ngày và lượng máu mất 40-100ml. Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kì ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày.
- Kinh thưa: là một trong những hình thái rối loạn kinh nguyệt, đây là hiện tượng kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, với trung bình có khoảng 4-9 kỳ kinh trong một năm. Nguyên nhân gây kinh thưa có thể do xúc động tâm lý, stress, mắc bệnh lý nội khoa mạn tính, dinh dưỡng kém có thể gây ra kinh thưa. Đặc biệt hiện tượng này hay gặp ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, ít rụng trứng hoặc sự phát triển của noãn bào gặp trở ngại. Việc sử dụng các loại thuốc ngừa thai cũng gây hiện tượng kinh thưa.
- Kinh mau: là trường hợp phụ nữ có chu kì kinh ngắn hơn 21 ngày, chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Kinh mau thường do rút ngắn giai đoạn nang noãn hoặc giai đoạn hoàng thể. Do nang noãn chóng lớn và hoàng thể kém phát triển, có thể do không phóng noãn vòng kinh chỉ có một thì, tức một giai đoạn oestrogen.
- Kinh nguyệt thất thường: Vòng kinh không ổn định, giữa chu kỳ ngắn nhất và dài nhất chênh nhau nhiều hơn 8 ngày; cùng với đó có thể bắt gặp những biểu hiện như: lượng máu kinh mất đi quá ít hoặc quá nhiều; số ngày hành kinh sẽ ngắn lại (ít hơn 3 ngày) hoặc kéo dài (trên 5 ngày) và thất thường qua mỗi tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt hình thành như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bới hormon sinh dục và hiện tượng kinh nguyệt xảy ra là do sự bong lớp nông và có chu kỳ của nội mạc tử cung, là hệ quả của những thay đổi về hormone vào cuối chu kỳ kinh.
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ trải qua các giai đoạn: chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung:
– Chu kỳ buồng trứng:
- Giai đoạn nang noãn: tại giai đoạn này lượng hormon estrogen được tiết ra với số lượng tăng dần; những hormon này làm cho lớp nội mạc tử cung dầy lên và số lượng các mạch máu cũng tăng lên.
- Cùng thời điểm này, một noãn phát triển ở buồng trứng, đạt đến mức trưởng thành và được phóng ra. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phóng noãn; noãn di chuyển trong vòi trứng (còn gọi là vòi Fallope), tiến về tử cung, nơi đã có những thay đổi để chuẩn bị đón noãn. Từ khi noãn được phóng ra, lượng hormon estrogen bắt đầu giảm dần trong cơ thể nữ.
– Chu kỳ tử cung:
- Giai đoạn hoàng thể hay giai đoạn tiết ra hormon progesterone; có đặc trưng là thể vàng (phần vỏ của nang noãn sau khi noãn đã phóng ra) tiết ra một hormon khác là progesterone. Hormon này cũng có nhiệm vụ chuẩn bị tử cung để trứng làm tổ nếu như noãn được thụ tinh (đã kết hợp với tinh trùng). Để giúp cho sự làm tổ của trứng, tử cung phải ứ máu, phát triển mô, có nhiều chất đường và protein… Nhưng nếu noãn không được thụ tinh trong nững ngày đi qua vòi trứng thì chính hormon progesterone cũng bắt đầu giảm.
- Giai đoạn hành kinh: Nếu noãn không được thụ tinh sẽ tiêu tan và lớp nội mạc tử cung dầy lên sẽ bong ra. Toàn bộ chất liệu bong ra được gọi là máu kinh chảy ra ngoài, qua cổ tử cung và âm đạo. Cho nên giai đoạn 4 là giai đoạn hành kinh
Các yếu tố tác động lên chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng tác động bởi nhiều yếu tố:
- Tuổi tác: tuổi tác quyết định đến việc có hay không chu kỳ kinh nguyệt. Với chị em mới dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu khá thất thường có thể kéo dài tới vài tháng có khi cả năm sau mới lại xuất hiện tiếp chu kỳ tiếp theo, nguyên nhân là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn. Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.Trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh sớm có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt do sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể.
- Dinh dưỡng: dinh dưỡng tác động rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Khi cơ thể thiếu hụt bất cứ chất dinh dưỡng nào đều có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và lành mạnh là cách tốt nhất để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đúng thời gian, điều độ hàng tháng. Chú ý đến việc cung cấp sắt bởi nó liên quan trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cơ thể đủ sắt sẽ đảm bảo quá trình rụng trứng tốt. Chính vì vậy, hãy sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như trứng, thịt bò, cá hồi,… để bổ sung đủ lượng sắt cần thiết. Ngoài ra, vitamin B và chất béo cũng rất quan trọng đối với chu kỳ kinh nguyệt.
- Yếu tố di truyền: độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi tính di truyền từ người mẹ. Một người phụ nữ có thể có “mô hình” kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.
- Căng thẳng, stress, lo lắng: gây ảnh hưởng tới thời gian đến chu kỳ kinh nguyệt sớm hay muộn. Khi chị em chịu căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể sẽ khiến các loại hóc môn adrenaline và cortisol tăng cao gây ức chế phóng thích các loại hormon liên quan đến khả năng sinh sản khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt.
- Chất kích thích hay thói quen xấu: các chất kích thích như thuốc lá, ma túy, rượu bia cùng các thói quen xấu như mặc quần áo chật, tiếp xúc với thuốc từ xâu, kim loại nặng và hóa dầu, ốm đau, bệnh tật,…là những tác nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đều.
- Mang thai: quá trình mang thai sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ tạm thời dừng lại. Đây là một trong những lý do sinh lý bình thường có ảnh hưởng tới kỳ kinh. Bởi vì, sau khi trứng được thụ tinh thành công, toàn bộ tử cung sẽ chuẩn vị sẵn sàng để nuôi dưỡng chúng, các niêm mạc của tử cung sẽ dày lên để nâng đỡ và nuôi dưỡng thai nhi.
- Cho con bú: Sẽ làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 6 tháng và nhiều nhất là 2 năm. Do khi nuôi con nhỏ và cho con bú làm ức chế việc phóng thích hóc môn khiến tử cung không chuẩn bị cho việc nuôi thai mới dẫn. Nhưng, chị em vẫn có thể có thai trong thời kỳ cho con bú nên cần hết sức cẩn thận.
- Bệnh liên quan tới tuyến giáp: Gây ra sự mất cân bằng trong các chất tiết ra trong tuyến giáp, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt ở cả hai thể cường giáp và suy giáp.
- Hội chứng đa nang: Là tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến tuyến yên gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, vô kinh. Hội chứng đa nang có những biểu hiện ra bên ngoài như mụn trứng cá, rậm lông do sự mất cân bằng nội tiết tố.
Mỗi sự thay đổi trong kỳ kinh là sự biểu hiện cho mọt sự thay đổi nào đó trong cơ thể. Vì vậy, khi chị em thấy các dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh (rối loạn kinh nguyệt) thì hãy đến các cơ sở y tế để khám và tìm ra nguyên nhân, tìm ra phương hướng giải quyết kịp thời, tránh để lâu có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh gì?
Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn cho thấy trong cơ thể có sự thay đổi, các cơ quan sinh sản đang có dấu hiệu hoạt động không bình thường. Nếu phụ nữ bị mất kinh, hay chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt cũng đồng nghĩa với việc không còn khả năng sinh nở.
Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh đều đặn sẽ rất dễ dàng để tính được ngày thụ thai cũng như cách để tránh thai an toàn nhất. Ngược lại chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ dẫn tới khả năng có thai thấp.
Khi đang trong độ tuổi sinh sản, nếu gặp phải các hiện tượng bất thường trong kỳ kinh (rối loạn kinh nguyệt) chị em phụ nữa cần đến ngay các cơ sở y tế để dược thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị sớm phương hướng giải quyết kịp thời, tránh để lâu có thể có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Rất có thể sự thay đổi của chu kì kinh nguyệt là do các bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, u nang buồng trứng… rất nguy hiểm.
Để có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh?
Chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh, đều đặn và ổn định là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vậy để có được chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh cần làm gì?
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày, uống đủ nước, ăn nhiều rau, hoa quả và thực phẩm có chứa nhiều vitamin B như: cá, thịt bò, trứng, sữa,…
– Hạn chế ăn thức ăn có nhiều chất béo, tránh xa đồ uống có ga và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… – Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress,…
– Thăm khám phụ khoa định lỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt.
Một vài con số thú vị về chu kỳ kinh nguyệt
- Theo ước tính, lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt dao động trong con số 150ml (khoảng 3 muỗng canh). Lượng máu này có tính cả các cục máu đông.
- Phụ nữ thời tiền sử chỉ có khoảng 50 lần kinh nguyệt trong toàn bộ cuộc đời; cho đến hiện nay với người phụ nữ hiện đại ở các khu vực nông nghiệp sẽ có khoảng 150 lần kinh nguyệt, các chị em phụ nữ bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Tây sẽ phải trải qua khoảng 450 lần kinh nguyệt trong đời.
- 28 ngày được coi là con số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt, nhưng nó cũng có thể dao động giữa 21 và 35 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt số ngày kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày. Vậy ước tính, tổng số ngày kinh nguyệt mà một người phụ nữ phải trải qua có thể lên đến 3.500 ngày, tương ứng khoảng với khoảnh thời gian là 10 năm.
- Với khoảng 3.500 ngày kinh nguyệt trong cả cuộc đời thì số lượng 11.000 băng vệ sinh cần dùng.
Trên đây là những hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt mà H-regulator chia sẻ để chị em phụ nữ cùng nắm bắt và có cái nhìn toàn diện hơn đúng hơn về chu kỳ kinh nguyệt.
Mình mới lấy vợ, thấy đến ngày vợ hay đau tực ngực lại còn rất dễ cáu gắt mà hỏi vợ cứ bảo là do đến tháng nên thế nên mình cũng tìm hiểu ít kiến thức về kinh nguyệt để hiểu hơn về vợ. Rất cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hữu ích !
Chào bạn Kiển,
Bạn đúng là mẫu đàn ông lý tưởng biết quan tâm đến vợ con. Theo như bạn nói thì vợ bạn mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, tất cả các triệu chứng bạn miêu tả chính là biểu hiện của hội chứng này. Bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về hội chứng tiền kinh nguyệt theo link: http://hregulator.net/kien-thuc-ve-hoi-chung-tien-kinh-nguyet-790/
Chúc 2 vợ chồng bạn luôn hạnh phúc!
Cảm ơn bài viết đã chia sẻ các thông tin rất hữu ích và cần thiết cho chị em