Phytoestrogens loại bỏ bốc hoả cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Thống kê cho thấy, hơn 80% phụ nữ bị bốc hỏa trên một năm. Nếu không điều tiết và giảm triệu chứng, bốc hỏa trong nhiều năm có thể gây mất ngủ mạn tính, trầm cảm và ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.

Bốc hoả là triệu chứng thường gặp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh hoạ)

Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp của phụ nữ thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh họa)

Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là một triệu chứng phổ biến và thường thấy ở phụ nữ khi họ phải trải qua thời kỳ mãn kinh. Bốc hỏa thường khởi đầu đột ngột bằng cảm giác nóng mặt, phần trên ngực rồi lan nhanh ra toàn thân. Cảm giác nóng kéo dài từ 2 – 5 phút, hoặc thậm chí là lâu hơn, thường đi kèm với đổ mồ hôi, tim đập nhanh và mệt, có thể đánh trống ngực và sau đó là lạnh run.

Cơn bốc hỏa thường xảy ra vào ban đêm, do đó gây mất ngủ mạn tính; trong khi những cơn bốc hỏa xảy ra vào ban ngày gây ra nhiều thay đổi đột ngột trong cảm xúc. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi , tâm lý và triệu chứng vận mạch cũng góp phần gây nên việc khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cơn bốc hỏa ban đêm thường xảy ra trong khoảng 4 giờ đồng hồ đầu tiên của giấc ngủ, đây là giai đoạn REM (Rapid Eye Movement) của giấc ngủ. Giai đoạn này mắt chuyển động nhanh sau đó ức chế cơn bốc hỏa và tỉnh giấc.

Các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt, suy giảm estrogen( Ảnh minh hoạ)

Các cơn bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt, suy giảm estrogen( Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của các cơn bốc hỏa là không hoàn toàn rõ. Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất đó là do rối loạn chức năng điều nhiệt, bắt đầu ở mức vùng dưới đồi do suy giảm nồng độ estrogen.

Nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh ra các cơn bốc hỏa được thực hiện, cuối cùng người ta phát hiện ra rằng: bốc hỏa là do rối loạn chức năng điều nhiệt. Rối loạn này làm các mạch máu ngoại biên  giãn bất thường, dẫn đến đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao. Sau đó sự mất nhiệt nhanh chóng diễn ra, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường, run rẩy, sau đó là cơ chế bình thường để khôi phục lại thân nhiệt như cũ.

Người ta cũng phát hiện ra rằng vùng điều nhiệt bị thu hẹp ở một số phụ nữ gặp triệu chứng bốc hỏa. Cung cấp phytoestrogen làm cho vùng điều nhiệt trung tâm trở lại bình thường. Tìm hiểu về phytoestrogen trong phần dưới đây.

Phytoestrogen là gì?

Phytoestrogen được ghép từ từ “phyto” tức là thực vật ghép với “estrogen” là tên một loại hormone đóng vai trò quan trọng với cuộc đời phụ nữ ( Đọc bài viết Vai trò của estrogen đối với phụ nữ để tìm hiểu thêm).

Phần lớn các phytoestrogen nằm trong một nhóm các chất có nhân phenol tên là flavonoid. Flavonoid là thành phần có trong nhiều loại thực vật, thậm chí một số chứa đến 7% trọng lượng khô. Nhóm các flavonoid được chia thành 3 lớp: các isoflavone, các coumestan và các flavonoid được prenyl hóa, trong đó các isoflavone có hoạt tính estrogen mạnh nhất.

Bên cạnh nhóm các flavonoid là nhóm các lignan ( enterolactone và enterodiol) có hoạt tính estrogen yếu hơn, có trong hạt lanh, ngũ cốc, đậu lăng, trái cây và rau xanh.

Các isoflavone có trong thức ăn nguồn gốc thực vật bao gồm: genistein, daidzein, glycitein, biochanin A và formononetin, chiếm đa số là genistein và daidzein. Chúng có nhiều trong đậu nành, đậu xanh, đậu lăng…

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp phytoestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hoả ( Ảnh minh hoạ)

Đậu nành là nguồn thực phẩm cung cấp phytoestrogen dồi dào, giảm thiểu cơn bốc hỏa ( Ảnh minh họa)

Năm 1998, Albertazzi và cộng sự của ông đã công bố nghiên cứu của họ ghi nhận sự cải thiện các biểu hiện của cơn bốc hỏa ở các phụ nữ hậu mãn kinh sử dụng tinh chất protein đậu nành so với nhóm dùng casein. 104 phụ nữ tham gia thí nghiệm được sử dụng 40g protein đậu nành ( chứ 76 mg isoflavone) mỗi ngày. Sau 12 tuần sử dụng, triệu chứng bốc hỏa giảm ở 25% trường hợp.

Trong một nghiên cứu khác, Mayo Clinic ( Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) cũng công bố: Sau 6 tháng sử dụng phytoestrogen từ đậu nành, tần suất của các cơn bốc hỏa giảm 50% và mức độ nghiêm trọng giảm 57%.

Tại Việt Nam, bệnh viện phụ sản TW và Hội sản phụ khoa cũng tiến hành nghiên cứu lâm sàng nhằm chứng minh tác dụng của isoflavone ở phụ nữ ngoài 30 tuổi có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ. Kết quả: Sau 60 ngày sử dụng isoflavone đậu nành, các triệu chứng như bốc hỏa, mất ngủ, khô âm đạo, thâm nám có suy giảm rõ rệt.

Hiểu được những giá trị dinh dưỡng, lợi ích cao của Phytoestrogen, nhất là nguồn isoflavone từ đậu nành, Probiotec Pharma Pty Ltd (một công ty dược phẩm nổi tiếng tại Úc) đã nghiên cứu và tìm ra một công thức độc đáo từ isoflavone đậu nành và cây vitex, nhằm giúp phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng mãn kinh ( trong đó có bốc hỏa đổ mồ hôi, bốc hỏa về đêm), đồng thời hỗ trợ điều trị loãng xương ( phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến xương và mật độ xương).

Tìm hiểu chi tiết về công thức này TẠI ĐÂY.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn