Phụ nữ trong đời ai cũng trải qua ít nhất 1 lần bị rối loạn kinh nguyệt. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt ra sao? Hregulator xin chia sẻ với các bạn phụ nữ về kiến thức rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là cụm từ dùng để chỉ những bất thường về chu kỳ, thời gian hành kinh và lượng máu của kinh nguyệt. Phụ nữ không phải ai cũng có được kinh nguyệt đều đặn, rối loạn kinh nguyệt là một hiện tượng rất thường gặp với chị em đặc biệt là những bạn gái tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh. Mặc dù là hiện tượng phổ biến ở nhiều chị em trong mọi lứa tuổi nhưng nó có thể là những bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Nếu rối loạn kinh nguyệt xảy ra ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh thì là hiện tượng bình thường do hormone nội tiết tố không được ổn định tuy nhiên nếu đang trong độ tuổi sinh sản mà gặp phải vấn đề này thì chị em cần đi thăm khám ngay càng sớm càng tốt.
Hậu quả có thể gây ra của rối loạn kinh nguyệt:
- Kiếm chị em bị mệt mỏi kéo dài kèm theo đó là tâm lý không ổn định, cuộc sống bị đảo lộn từ sinh hoạt đến công việc mọi việc luôn trong trạng thái bị động.
- Tâm lý khiến cho các ham muốn tình dục ở chị em cũng giảm theo từ đó các khoái cực tình dục ở bạn đời không đạt được do các hocmone sinh dục không được điều tiết và sản sinh kịp thời để duy trì điều đó.
- Rối loạn kinh nguyệt đồng nghĩa với khả năng rụng trứng, phóng noãn gặp rất nhiều khó khăn không đúng chu kỳ khiến chị em không xác định được ngày trứng rụng ngăn cản khả năng thụ thai chính vì vậy gây ảnh hưởng lớn tới việc thụ thai và mang thai. Ngoài ra nếu kinh nguyệt rối loạn trong một thời gian dài sẽ làm xáo trộn các hoạt động của cơ quan sinh dục nữ có thể dẫn đến vô sinh
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thâm chí là mạng của chị em.
Triệu chứng biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Có nhiều triệu chứng khác nhay báo hiệu tình trạng rối loạn kinh nguyệt dựa vào chu kỳ kinh, lượng máu kinh và màu sắc kinh:
Kinh nguyệt bị chậm: kinh nguyệt bị chậm hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Theo đó nếu ngày hành kinh của chị em chậm hơn 7 ngày so với bình thường thì được coi là chậm kinh. Nếu chậm kinh trong 1 tháng thì có thể có các yếu tố ngoài như sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng kháng sinh… để điều trị bệnh khác không quá đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này lặp lại trong nhiều chu kỳ thì chị em nên đi khám để tìm nguyên nhân.
Kinh nguyệt đến sớm: tương tự việc ngày hành kinh đến muộn, nếu đang tự nhiên chu kỳ kinh nguyệt của bạn lại đến sớm hơn binh thường từ 7 ngày trở lên hoặc trong một tháng mà có tới 2 lần hành kinh thì đây là một hiện tượng bất thường của kinh nguyệt và được gọi là kinh nguyệt sớm.
Máu kinh quá nhiều hoặc quá ít: nếu một chu kỳ kinh lượng máu kinh ở phụ nữ rơi vào khoảng 40-80ml/ 1 chu kỳ được coi là trung bình thì vượt quá ngưỡng 120ml/1 chu kỳ hoặc ít hơn 20ml/1 chu kỳ thì bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt. Việc phát hiện này được thông qua dùng băng vệ sinh. Trường hợp máu kinh quá nhiều nếu tthấm ướt băng vệ sinh sau 1 giờ và phải thay chúng liên tục thì có thể xét vào biểu hiện bệnh rong kinh. Ngược lại lượng máu kinh ít, chỉ bám chút ở băng vệ sinh hằng ngày thì là kinh nguyệt ít. Sự bất thường về lượng máu kinh có thể do những tổn thương ở tử cung hay rối loạn nội tiết trong cơ thể.
Đau bụng kinh nhưng không ra máu: Một số rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây ra có thể gây đau bụng kinh nhưng không thấy kinh. Bởi vậy, muốn điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh hiệu quả trong trường hợp này thì người bệnh cần tìm và chữa trị từ gốc các bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt
Mất kinh: mất kinh có 2 dạng là thứ phát và nguyên phát. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện mất kinh là dạng mất kinh thứ phát. Mất kinh thứ phát có thể là vấn đề từ rối loạn nội tiết cho đến những tác động từ thủ thuật phụ khoa, những viêm nhiễm hay tác dụng phụ từ thuốc tránh thai…
Màu sắc kinh nguyệt lạ thường: màu kinh bình thường là màu đỏ thẫm, hơi nhày và có mùi tanh, nếu màu máu kinh chuyển sang màu đen hay đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt thì chị em cần theo dõi vì đây là dấu hiệu của bệnh khí hư bất thường.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt bị rối loạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phổ biến là các nguyên nhân về tuổi tác, bệnh lý, chế độ dinh dưỡng sinh hoạt và tâm lý.
Nguyên nhân tuổi tác:
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh là hiện tượng bình thường bởi ở độ tuổi này nội tiết tố nữ không ổn định dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sẽ bị rối loạn. Đối với tuổi dậy thì nguyên nhân là do vòng kinh không đều không có trứng rụng và khi rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì sẽ không gây hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của chị em sau này, hiện tượng này sẽ hết khi bước vào độ tuổi trưởng thành (độ tuổi sinh sản). Ở tuổi tiền mãn kinh triệu chứng này cũng tương tự.
Do bệnh lý:
Các bệnh lý về phụ khoa như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, dính buồng tử cung, polyp nội mạc tử cung, viêm âm đạo, tắc hẹp ống dẫn trứng… đều có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Những bệnh lý này đều đe dọa đến khả năng sinh sản thiên chức làm mẹ của phụ nữ do đó khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt. Hay nói các khác rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của các loại bệnh lý.
Nguyên nhân do tâm lý:
Tâm lý bất ổn kéo dài thường xuyên bị căng thẳng, áp lực, lo lắng, stress… sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân về tâm lý gây ra bệnh lý không phải ai cũng gặp vì thế chị em phụ nữ đừng quá căng thẳng. Quan trọng nhất đó là giữ được tâm lý thoải mái tránh các tâm lý tiêu cực để chu kỳ kinh nguyệt của mình được ổn định.
Do chế độ ăn uống và sinh hoạt:
Ăn quá nhiều đố cay nóng, các chất béo đạm hay việc thiếu hụt chất dinh dưỡng do chế độ giảm cân, thức quá khuya, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, làm việc quá sức… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Do đó để phòng tránh rối loạn kinh nguyệt chị em phụ nữ cần quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bản thân. An đủ chất đặc biệt là các thực phẩm tốt cho phụ nữ để bổ sung nội tiết tố tự nhiên là cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt cũng như duy trì tuổi xuân.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?
Dựa vào nguyên nhân sau khi khám và làm các xét nghiệm phụ khoa, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý nhất:
Điều trị nội khoa: với mục tiêu cân bằng hormone, hoạt huyết và điều tiết nội tiết tố, bổ sung khí huyết, đánh tan khí đông, điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định… để trở về trạng thái kinh nguyệt ổn định có thể điều trị bằng phương pháp sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc kết hợp. Thông thường phương pháp điều trị nội khoa này áp dụng cho các trường hợp mất cân bằng hormone, nội tiết tố gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Điều trị ngoại khoa: phương pháp này thường dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây ra. Các bệnh lý đó là viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung…. Phương pháp điều trị này dùng phẫu thuật và vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, cao tần…). Vật lý trị liệu còn có tác dụng giải độc tố, cân bằng khí huyết, điều chỉnh Progesterone của nội tiết tố qua đó, giúp kinh nguyệt trở về trạng thái ban đầu.
Điều trị tâm sinh lý: ngoài 2 phương pháp trên phương pháp điều trị tâm sinh lý được dùng cho các trường hợp rối loạn kinh nguyệt có nguyên nhân là do tâm sinh lý như căng thẳng, mệt mỏi, stress, thiếu ngủ… mang lại hiệu quả rất cao.
Thăm khám phụ khoa định kỳ đặc biệt khi có các triệu chứng biểu hiện rối loạn kinh nguyệt chị em hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay để phòng và điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt một cách bừa bãi khi chưa có ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe.
Ý kiến của bạn