Có nhiều triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh. Phụ nữ khác nhau sẽ trải qua các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố và lối sống của mỗi người, nhưng hầu hết đều gặp hiện tượng nóng bừng, bốc hỏa. Bốc hỏa ở phụ nữ cũng được coi là một trong những triệu chứng gây nhiều khó chịu nhất và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhất. Vậy bị bốc hỏa uống thuốc gì?
Bốc hỏa giai đoạn mãn kinh – Hiện tượng thường gặp
75% phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh gặp hiện tượng nóng bừng, các cơn nóng bừng xuất hiện với tần suất và mức độ khác nhau ở mỗi phụ nữ. Về nguyên nhân gặp các cơn bốc hỏa trong người, cho đến nay giải thuyết được nhiều nhà khoa học công nhận đó là do sự thay đổi hormone của người phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Hormone estrogen có tác dụng trực tiếp đến vùng dưới đồi khiến vùng dưới đồi rối loạn trong việc kiểm soát thân nhiệt cơ thể.
Cùng với đó là một số nguyên nhân khác góp phần kích hoạt các cơn nóng là: mặc quần áo quá chật, không thấm hút mồ hôi; phòng ngủ không thoáng mát; sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, caffein; lo lắng, stress, vv.
Bị bốc hỏa uống thuốc gì?
Liệu pháp thay thế hormone
Liệu pháp thay thế hormone là một liệu pháp điều trị hiệu quả cho những cơn nóng ở phụ nữ mãn kinh. Liệu pháp này được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như viên uống, kem bôi ngoài da, miếng dán trên da nhưng đều cùng một mục đích là cung cấp đều đặn estrogen cho cơ thể theo một liều đã tính toán từ trước. Tuy nhiên có những rủi ro khi sử dụng liệu pháp này, bao gồm: tăng nguy cơ đau tim , đột quỵ , cục máu đông, ung thư vú , bệnh túi mật, và chứng rối loạn trí nhớ.
Khi sử dụng liệu pháp này bạn cần có sự thảo luận với bác sĩ về những rủi ro liên quan đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết trước khi quyết định sử dụng liệu pháp này cho bạn. Phụ nữ tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc hormone trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường về sử dụng, điều này có thể mang lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc.
Một số loại thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn là những loại thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng cần có đơn thuốc, đây là những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tính mạng nếu không sử dụng đúng theo hướng dẫn của người kê đơn.
Liệu pháp thuốc kê đơn được coi là phương pháp điều trị không có nội tiết tố. Bao gồm một số loại thuốc như:
Thuốc: venlafaxine (Effexor®)
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen ruột, đau đầu (tác dụng phụ tạm thời cho hầu hết). Tăng huyết áp (ở liều cao).
- Hiệu quả: Hiệu quả đã được chứng minh trong một số nghiên cứu. Một trong những loại thuốc an toàn hơn cho phụ nữ dùng tamoxifen (không tương tác thuốc).
Thuốc: desvenlafaxine (Pristiq®)
- Tác dụng phụ: Tương tự như venlafaxine. Buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu, nhức đầu (tác dụng phụ tạm thời cho hầu hết). Tăng huyết áp (ở liều cao)
- Hiệu quả: Cải thiện các cơn nóng khi so sánh với giả dược.
Thuốc: fluoxetine (Prozac®)
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ. Nên tránh ở phụ nữ dùng tamoxifen.
- Hiệu quả: Sự cải thiện các cơn bốc hỏa đã được thể hiện trong các nghiên cứu.
Thuốc: paroxetine (Paxil®, Brisdelle®)
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen ruột, giảm ham muốn tình dục, khô miệng, tăng cân (không phổ biến). Nên tránh ở phụ nữ dùng tamoxifen.
- Hiệu quả: Đã được FDA chấp thuận để xử lý các cơn bốc hỏa. Có xu hướng hiệu quả hơn cho giấc ngủ ở những phụ nữ cũng bị chứng mất ngủ.
Thuốc: escitalopram (Lexapro®)
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, thay đổi thói quen ruột, giảm ham muốn tình dục, EKG bất thường (không phổ biến).
- Hiệu quả: Có xu hướng hiệu quả hơn cho giấc ngủ ở những phụ nữ cũng đang bị chứng mất ngủ.
Thuốc: gabapentin (Neurontin®)
- Tác dụng phụ: Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mất phương hướng, sưng, tăng cân.
- Hiệu quả: Có xu hướng hiệu quả hơn cho giấc ngủ ở những phụ nữ cũng đang bị chứng mất ngủ.
Thuốc: clonidine (Catapres®)
- Tác dụng phụ: Khô miệng, buồn ngủ, mệt mỏi, táo bón, làm giảm huyết áp.
- Hiệu quả: Giảm thiểu các cơn nóng ở một số trường hợp, nhưng không phải tất cả. Ít thường được sử dụng.
Bị bốc hỏa uống thuốc gì an toàn và hiệu quả?
Như ta đã thấy ở trên, việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế để điều trị các cơn bốc hỏa có thể mang lại nhiều rủi ro liên quan tới sức khỏe, việc sử dụng thuốc cũng có thể mang lại nhiều tác dụng phụ. Vậy có phương pháp nào có thể sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn và hiệu quả hay không? Câu trả lời là CÓ.
Hiện nay, để điều trị bốc hỏa cũng như các triệu chứng mãn kinh khác, người ta đang tập trung vào các hợp chất phytoestrogen tức estrogen từ thực vật. Các hợp chất này có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ. Khi vào trong cơ thể, chúng có khả năng gắn trực tiếp vào các thụ thể estrogen và hoạt động như các chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc. Đậu nành và quả cây vitex là hai loại thực vật có chứa nhiều phytoestrogen nhất.
Về quả cây vitex. Chiết xuất quả cây vitex có tác dụng ức chế sản xuất prolactin, từ đó có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamin D2 giúp làm giảm các biểu hiện tâm lý, thay đổi tâm trạng ở thời kì mãn kinh. Đồng thời, nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng các thành phần có trong quả cây vitex có khả năng điều tiết có lợi với lượng hormone trước, trong và sau thời kỳ mãn kinh.
Về đậu nành. Từ xa xưa, đậu nành đã xuất hiện trong các bữa ăn của người phương Đông và những lợi ích của đậu nành với sức khỏe con người đã được chứng minh từ hàng nghìn năm nay. Gần đây, nhiều báo cáo về lợi ích của đậu nành trong việc giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng mãn kinh, trong đó có bốc hỏa đã được công bố.
- Một nghiên cứu cắt ngang ở Trung Quốc trên 817 phụ nữ mãn kinh và 582 phụ nữ sau mãn kinh ở độ tuổi 40-60 với chế độ ăn uống giàu đậu nành. Kết quả cho thấy tỷ lệ xuấ t hiện các cơn bốc hỏa giảm rõ rệt so với khi chưa áp dụng chế độ ăn này.
- Một nghiên cứu khác được tiến hành ở Israel trên 145 phụ nữ độ tuổi 43-65 để đánh giá về tác dụng của đậu nành trong việc giảm các cơn bốc hỏa cũng được tiến hành. Trong đó, những phụ nữ này sẽ bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các chế phẩm từ đậu nành gồm đậu phụ, nước tương, miso. Những người tham gia được đánh giá bằng Bảng câu hỏi về triệu chứng mãn kinh, bao gồm các câu hỏi về các triệu chứng vận mạch và sinh dục. Kết quả cho thấy 82% phụ nữ báo cáo các triệu chứng suy giảm rõ rệt.
Ngoài ra, isoflavone đậu nành còn được chứng minh có tác dụng bảo vệ phụ nữ khỏi nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạnh, loãng xương, da, vv.
Và quan trọng hơn cả là phytoestrogen không gây ra những tác dụng phụ tiêu cực, những rủi ro sức khỏe như việc sử dụng thuốc tây hay liệu pháp HRT. Vậy nên, đây được coi là một lựa chọn an toàn, hiệu quả cho việc chữa bốc hỏa cũng như bảo vệ sức khỏe phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh nói chung.
Nắm bắt được những ưu điểm của isoflavone đậu nành và dịch chiết quả cây vitex, công ty PharmaMetics Product a Divison of MaxBiocare Pty của Úc đã cho ra đời sản phẩm H-Regulator.
Trong thành phẩn của HRegulator có sự kết hợp độc đáo giữa isoflavones và dịch chiết cây vitex. Các thành phần này được bào chế theo một tỷ lệ khoa học nhất định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng. Thuốc đã được đăng kí tại Úc và đáp ứng tất cả các quy định theo qui định của cơ quan quản lý dược phẩm Australia (bộ y tế) – một trong những cơ quan quản lý y tế nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.
Hơn thế nữa, H-Regulator có thể dễ dàng mang theo bên mình, đáp ứng được tính tiện lợi, thích hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn, không có nhiều thời gian của nhiều phụ nữ.
Cùng với đó, để việc điều trị bốc hỏa được hiệu quả, chị em cần kết hợp thêm việc thay đổi lối sống:
- Luôn giữ tinh thần tươi trẻ
- Lựa chọn trang phục từ chất liệu thoáng mát
- Luôn giữ phòng ngủ sạch, thoáng, không khí trong lành
- Có một lối sống khoa học
- Tránh béo phì
- Chú ý chế độ ăn uống, tránh ăn các đồ ăn có thể là nguyên nhân kích thích các cơn bốc hỏa
Tìm hiểu thêm về các triệu chứng vận mạch khác của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh:
Ý kiến của bạn