Rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều và có chung một thắc mắc: “kinh nguyệt khống đều có sao không?”, “kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?”… đây cũng là vấn đề đáng quan tâm chung của chị em phụ nữ. H-Regulator sẽ giải đáp giúp chị em trong bài viết này.
Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều là một tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thất thường, một hiện tượng thường gặp đặc biệt đối với độ tuổi mới dậy thì và tiền mãn kinh. Với hiện tượng kinh nguyệt không đều chu kỳ kinh nguyệt lên xuống ngày thất thường không xác định được chu kỳ kinh cụ thể, chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày. Bên cạnh đó lượng kinh ra không ổn định có tháng ra quá nhiều có tháng lại ra quá ít, màu kinh cũng bị biến đổi không có màu đỏ thẫm mà có màu đỏ tươi, cafe, thẫm đen… máu đặc vón cục lớn và máu có mùi hôi.
Kinh nguyệt không đều còn đi kèm với hiện tượng đau bụng kinh hoặc đau bụng kinh dữ dôi bất thường. Các trường hợp kinh nguyệt không đều được thống kê lại như sau:
- Chu kì kinh nguyệt không đều: chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày gọi là “chu kỳ kinh ngắn”, ngày hành kinh kéo dài 7 ngày gọi là “kỳ kinh kéo dài”.
- Xuất huyết không theo quy luật: Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
- Xuất huyết giữa kỳ kinh: thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
- Kinh nguyệt thưa: chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít (còn gọi máu bồ câu).
- Vô kinh: chỉ kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều có nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân sau:
- Mới bước vào giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt mới xuất hiện hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, đang cho con bú hoặc phụ nữ đang mang thai. Trong các giai đoạn này nội tiết tố nữ trong cơ thể không ổn định.
- Tinh thần bị áp lực, stress, trầm cảm, bực tức, bị sốc mạnh… đều có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều bởi tâm lý chi phối khá nhiều đến sự thay đổi của estrogen trong cơ thể.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai bởi chúng khiến mất cân bằng nội tiết tố, làm quá trình rụng trứng không xảy ra và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt
- Ăn uống không đều đặn, ăn quá ít để giảm cân khiến cơ thể dễ bị rối loạn nội tiết estrogen, rối loạn phóng noãn từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Sử dụng chất kích thích như rượu bia thuốc lá có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều
- Môi trường sống làm việc tiếp xúc với nhiều chất độc hại, các chất hóa học, sinh học, phóng xạ có nguy cơ cao mắc các bệnh về sinh dục.
Kinh nguyệt không đều có sao không?
Nếu ở độ tuổi đang dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai và đang cho con bú gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại. Ngược lại đang trong độ tuổi sinh sản mà gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều thì cần hết sức lưu ý. Nếu chị em không quan tâm và điều trị sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản:
Nguy cơ vô sinh hiếm muộn: theo thống kê của tổ chức y tế cho thấy có khoảng 80% phụ nữ bị vô sinh có tình trạng kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt không đều do bệnh phu khoa gây ra có liên quan tới buồng trứng, tử cung đặc biệt là hội chứng đa nang buồng trứng. Đối với những chị em mắc bệnh đa nang buồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh cao, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ung thư nội mạc tử cung, nguy hiểm đến tính mạng.
Đau đầu: đau đầu là bệnh thường gặp, tỷ lệ đau đầu ở nữ giới cao hơn nam giới, đau đầu có liên quan đến sinh lý và có liên quan đến kinh nguyệt, chiếm 20% tỷ lệ đau đầu ở nữ giới.
Gây thiếu máu: Nguy hại của kinh nguyệt không đều là ra máu nhiều, chảy máu kéo dài, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu không theo chu kỳ, dẫn đến thiếu máu, xuất hiện đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim loạn, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh phụ khoa: kinh nguyệt không đều, thất thường thì vùng kín dễ bị viêm nhiễm bởi các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,… do vi khuẩn tấn công.
Nguy cơ mắc bệnh ác tính: phụ nữ dễ bị bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng… nếu không nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh ác tính khác.
Cần làm gì khi kinh nguyệt không đều?
Khi mới gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều dạng nhẹ cần:
- Lựa chọn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc không nên thức khuya.
- Tránh làm việc quá sức hoặc những căng thẳng quá độ. Luôn giữ tinh thần thoải mái tránh stress và áp lực
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng những bài thể dục nhẹ nhàng.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất đầy đủ trong mỗi bữa ăn. Nên ăn một số những thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt như: quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, pho mát, sữa, cá ngừ, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá mòi, và gan cá tuyết, Chocolate…
- Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách
Thông tin hữu ích:
Khi thấy kinh nguyệt không đều kéo dài, ngắn bất thường hoặc lượng máu mất đi quá nhiều thì nên đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và tư vấn điều trị chính xác, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Ý kiến của bạn