Năm 1869, bác sĩ thần kinh học người Mỹ GM Beard lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “suy nhược thần kinh” để chỉ tình trạng kiệt sức của hệ thần kinh trung ương. Phạm vi của chứng suy nhược thần kinh rất rộng và có liên quan chặt chẽ với chứng trầm cảm. Và phụ nữ tuổi mãn kinh là một trong những đối tượng có nguy cơ bị trầm cảm và suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý có các triệu chứng mệt mỏi, lo âu, đau đầu, bất lực, đau dây thần kinh và trầm cảm; là sự kiệt sức của hệ thần kinh trung ương. Đây thường là kết quả của căng thẳng trong cuộc sống, những vấn đề trong lý hoặc do những vấn đề y tế (như mãn kinh) gây nên hoặc do kết hợp của tất cả những điều kiện trên.
Nhận diện suy nhược thần kinh
Rối loạn giấc ngủ
Suy nhược thần kinh có dấu hiệu điển hình là rối loạn giấc ngủ. Những người bị suy nhược thần kinh báo cáo rằng họ cảm thấy dường như ngủ ít hơn so với bình thường, một số lại báo cáo rằng họ cảm thấy ngủ quá nhiều so với thường lệ. Cùng với đó là những triệu chứng đi kèm:
- Khó đi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc mãi mới ngủ được
- Thức giấc nhiều lần trong đêm, khó ngủ lại
- Khó có một giấc ngủ ngon
- Dù có ngủ đủ giấc vẫn cảm thấy buồn ngủ, và có nhu cầu ngủ
Lo âu cao độ
Suy nhược thần kinh khiến bệnh nhân thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu cao độ trong thời gian dài. Ngược lại, lo âu cao độ cũng khiến con người dễ bị suy nhược thần kinh. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh có biến cố lớn trong cuộc sống, dẫn đến lo lắng, bất an.
Các triệu chứng của lo âu cao độ gồm:
- Chảy mồ hôi trộm, tay ướt lạnh
- Căng đau cơ bắp
- Chóng mặt
- Có các cơn hoảng loạn
Mệt mỏi và kiệt sức
Mệt mỏi ở những bệnh nhân suy nhược thần kinh không do nguyên nhân nào cụ thể, họ luôn cảm thấy thiếu năng lượng dù đã nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài. Với họ, những sinh hoạt thường ngày như ăn, tắm cũng là những công việc quá sức khiên họ mệt mỏi và kiệt sức.
Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Khi bạn đang căng thẳng, cơ thể sẽ ưu tiên chế độ sinh tồn thay vì tiêu hóa, vì thế khi rơi vào trạng thái căng thẳng, suy nhược thần kinh người bệnh thường có các vấn đề về đường tiêu hóa.
Run tay, cơ thể
Run tay hoặc toàn bộ cơ thể cũng là một dấu hiệu của suy nhược thần kinh, nó là dấu hiệu thể chất của toàn bộ sự căng thẳng mà bạn đang chịu đựng.
Suy nghĩ tiêu cực
Khi bị suy nhược thần kinh, bệnh nhân liên tục có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí thấy những điều tích cực là xấu. Những hướng suy nghĩ tiêu cực đó là:
- Hiểu mọi việc theo hướng tiêu cực
- RAS trong não chỉ cho phép những điều tiêu cực gây ra
- Luôn suy nghĩ rằng tình trạng suy nhược thần kinh này sẽ không bao giờ biến mất, họ sẽ mãi mãi như vậy
Luôn cảm thấy vô vọng
Bất lực và vô vọng là hai cảm giác thường xảy ra trước và trong khi bị suy nhược thần kinh. Người bệnh luôn cảm thấy không đủ sức để đối đầu với vấn đề của mình, không kiểm soát được mọi chuyện xung quanh và không thoát được khỏi tình trạng khó khăn.
Sự trượt dốc trong công việc
Nếu bạn thường xuyên xin nghỉ làm vì ốm, cảm thấy không đủ sức để đi làm và không có động lực để làm việc, đây có thể là dấu hiệu của suy nhược thần kinh. Hãy để ý xem công việc của bạn có trượt dốc không, ngay cả khi bạn đi làm, thử theo dõi xem năng suất có khác biệt đáng kể so với những tháng trước không.
Gặp khó khăn trong cảm nhận hạnh phúc
Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh sẽ không thể cảm nhận được sự hài lòng hay hạnh phúc. Họ luôn cảm thấy trống rỗng, hờ hững với mọi việc, mọi thứ đều không có ý nghĩa gì với họ hoặc họ sẽ luôn cảm thấy quá sức khi “phải làm những điều vô nghĩa”.
Thay đổi tâm trạng
Đây là triệu chứng thường xảy ra trước khi bị suy nhược thần kinh, chúng có thể bao gồm:
- Dễ nổi nóng
- Giận dữ
- Dễ khóc
- Có những lúc trầm lặng tuyệt đối
Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp, tự cô lập bản thân
Hãy để ý xem mình có cảm thấy muốn ở một mình và xa lánh bạn bè, người thân hay không. Khi căng thẳng quá độ, con người rất dễ tự cô lập và tránh né mọi thứ, nguyên nhân là do sự mất cân bằng serotonin.
Mất tập trung và suy giảm trí nhớ
Biểu hiện của mất tập trung suy giảm trí nhớ đó là khó tiếp thu các thông tin mới, rối loạn trong các hoạt động hằng ngày.
Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…
Làm thế nào để đối phó với suy nhược thần kinh?
Trò chuyện với người mà bạn tin tưởng
Khi nhận thấy mình những dấu hiệu của suy nhược thần kinh, bạn không nên giữ và chịu đựng một mình mà nên trò chuyện với một người mà bạn tin tưởng, bởi giữ mọi thứ trong lòng chỉ làm mọi thứ trở nên tệ hơn mà thôi.
Sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ
Bác sĩ là những người có chuyên môn trong lĩnh vực của họ và họ sẽ biết làm thế nào để giúp bạn. Nhất là nếu bạn đã từng bị suy nhược thần kinh trong quá khứ, bạn càng cần tìm tới bác sĩ khi bệnh tái phát trở lại. Hãy tìm hiểu các thông tin tại những địa chỉ uy tín trên mạng hoặc nhờ người thân quen giới thiệu.
Ăn uống lành mạnh
Suy nhược thần kinh làm ảnh hưởng đáng kể tới vị giác và làm giảm cảm giác ngon miệng, nhưng nếu ăn uống không đầy đủ bạn sẽ càng suy nhược thêm. Vì thế hãy cố gắng ăn uống sao cho đủ bữa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Việc ăn uống đầy đủ cũng góp phần tạo nên nền tảng giúp cơ thể phục hồi.
Hãy cố gắng ăn nhiều rau xanh, các loại củ, trái cây tươi. Bổ sung thêm đạm từ thịt nạc. Xem xét việc cắt giảm caffein khỏi thực đơn.
Luyện tập thể thao
Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe toàn thân mà còn giúp giải tỏa lo âu và căng thẳng. Nhưng hãy lưu ý rằng bạn nên tập từ tốn từng chút một, bởi năng lượng của bạn có thể chỉ còn lại rất ít do suy nhược thần kinh.
Bạn có thể bắt đầu luyện tập từ việc đi bộ mỗi ngày. Từ việc đi quanh khu mình ở dần dần tăng mức độ luyện tập lên. Khi sẵn sàng, bạn nên đăng kí một khóa luyện tập để có thể giao tiếp với mọi người khi luyện tập.
Tập các kỹ thuật thư giãn
Yoga, thiền là những kĩ thuật giúp thư giãn rất tốt. Ngoài ra, nếu cảm thấy cần thiết bạn nên xin nghỉ phép một thời gian để đi du lịch và dành thời gian cho bản thân mình. Đồng thời, bạn cũng nên học cách để ngăn ngừa suy nhược thần kinh trong tương lai, cần biết từ chối nếu cảm thấy công việc được yêu cầu vượt quá khả năng chịu đựng của mình.
Lên kế hoạch cho tương lai
Sau khi hồi phục từ suy nhược thần kinh, bạn cần lên kế hoạch cho tương lai. Việc này sẽ giúp bạn có mục tiêu mới và có một cái đích để hướng về. Hãy lạc quan trong và tin tưởng vào quá trình hồi phục của mình.
Điều trị suy nhược thần kinh bằng thuốc
Các thuốc điều trị suy nhược thần kinh là những thuốc tác động lên cơ chế sinh bệnh, có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh. Tùy vào mỗi cá nhân và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sao cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được kê là:
- Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não: piracetam, ginkgo biloba…
- Thuốc an thần
- Thuốc giảm đau
- Các loại vitamin
- Các thuốc y học cổ truyền
- vv
Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng.
Lời khuyên
Bệnh suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi và không tồn tại mãi mãi, bạn chắc chắn sẽ vượt qua được nó. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của thầy thuốc. Phối hợp các phương pháp điều trị, kết hợp thuốc cùng với tập luyện thư giãn, thay đổi lối sống. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Sau khi khỏi bệnh, cần duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tránh bệnh tái phát trở lại.
Đặc biệt, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh càng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Đồng thời, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về giai đoạn này từ những nguồn sách báo, website uy tín (như hregulator.net) để chủ động cho những thay đổi và biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Cảnh báo
Bệnh suy nhược thần kinh đôi khi lại là biểu hiện cho một chứng bệnh tâm lý khác nghiêm trọng hơn, như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Vì thế nếu gặp những triệu chứng của suy nhược thần kinh nhiều hơn 2 tuần, hãy sớm tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ý kiến của bạn