Bước vào những năm mãn kinh, estrogen trong cơ thể người phụ nữ suy giảm mạnh và nó không còn đủ khả năng để bảo vệ họ như cách mà nó từng làm nữa. Đây chính là thời điểm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở phụ nữ. Hơn thế nữa, 10 năm sau mãn kinh, nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp đôi ở nữ giới.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ hay đột quỹ não. Đây là một trường hợp y tế khẩn cấp, xảy ra khi lưu lượng máu đến não đột nhiên bị gián đoán và ngưng trệ. Không có máu lưu thông đến, các tế báo não bắt đầu chết đi dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như: liệt nửa người, thất ngôn, rối loạn tâm thần, tàn tật kéo dài và thậm chí là tử vong.
Điều đáng lo ngại của căn bệnh này là nó xảy ra một cách đột ngột, không có bất kì một dấu hiệu cảnh báo nào. Vì thế nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.
Nguy cơ tai biến mạch máu não ở phụ nữ mãn kinh
Tai biến mạch máu não không phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng nguy cơ này gia tăng theo độ tuổi. Một số nghiên cứu dịch tễ học dựa trên dân số đã báo cáo các ước tính về tỷ lệ tai biến mạch máu não ở phụ nữ trung niên như sau: Tỉ lệ tai biến ở phụ nữ da trắng độ tuổi từ 45 đến 54 dao động từ 0,58-1,02/1000 người/năm. Tỷ lệ này tăng gần gấp đôi ở phụ nữ từ 55 đến 64 tuổi.
Thời kỳ mãn kinh có liên quan đến sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não bởi giai đoạn chuyển đổi mãn kinh có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố quan trọng, nhất là sự suy giảm nồng độ estrogen. Estrogen suy giảm 60% trong thời kì này; sau mãn kinh, mức độ tiếp tục giảm trong vòng 1-3 năm. Nhìn chung, nồng độ estrogen giảm từ 7 -10 lần giữa trước và sau mãn kinh. Trong cùng thời gian này, nồng độ androgen lại gia tăng tương đối, sự dư thừa androgen góp phần làm tăng nguy cơ mắc tim mạch ở phụ nữ.
Ngoài ra, quá trình chuyển đổi mãn kinh còn làm phụ nữ gia tăng béo phì ở bụng, tăng triglycerid, tăng cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol có lợi), tăng đường huyết, tăng BMI và tăng huyết áp. Quan trọng, SHBG thấp (SHBG là một protein được sản xuất bởi gan và liên kết chặt chẽ với các hormon testosterone, dihydrotestosterone (DHT), và estradiol (estrogen)) có liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng gia tăng trong quá trình chuyển đổi mãn kinh.
Sự tích tụ của các yếu tố nguy cơ này có thể giải thích việc tăng gấp đôi nguy cơ tai biến mạch máu não ở phụ nữ trong 10 năm sau khi mãn kinh.
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu não ở phụ nữ mãn kinh:
- Dân tộc. Phụ nữ gốc Phi và Mỹ gốc Tây Ban Nha có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn phụ nữ da trắng.
- Tiền sử y tế của gia đình. Nếu ai đó trong gia đình bạn đã từng gặp tai biến mạch máu não, bạn có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao gấp hai lần những phụ nữ không có tiền sử gia đình bị tai biến.
- Tiền sử y tế của cá nhân. Nếu bạn đã từng bị tai biến mạch máu não hoặc từng bị thiếu máu cục bộ (TIA) trong quá khứ, bạn sẽ có cơ hội bị tai biến mạch máu não cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não
- Khó khăn khi nói và hiểu. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy miệng tê cứng, mở khó, phải gắng sức mới mở được miệng để nói. Khi nói bị ngọng hoặc ấp úng không thành câu, có trường hợp còn nói linh tinh. Đây có thể là dấu hiệu của tai biến mạch máu não.
- Tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân. Tê liệt tay chân là hiện tượng tay bạn đột nhiên không cầm nắm được vật, đang làm việc cảm thấy người mất sức. Khi cố gắng giơ cả hai tay lên đầu thì một cánh tay sẽ rơi xuống. Ở mức độ nhẹ thì thấy tay chân vụng về, khó điều khiển. Nếu tê liệt mặc bạn sẽ thấy một bên miệng của mình rũ xuống khi bạn cố gắng mỉm cười, mặt mất cân xứng, méo mặt, nhân trung hơi lệch qua một bên.
- Mắt đột nhiên mờ (một bên hoặc cả hai bên); hoặc nhìn hình bị đôi (song thị)
- Đau đầu. Đột ngột đau đầu dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức
- Rắc rối khi đi bộ. Bạn có thể vấp ngã hoặc chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp.
Biến chứng của tai biến mạch máu não
Các biến chứng của tai biến mạch máu não tùy theo từng loại, một số biến chứng thường gặp đó là:
- Thay đổi hành vi: Bị tai biến mạch máu não có thể góp phần gây ra trầm cảm hoặc lo âu. Bạn cũng có thể gặp những thay đổi trong hành vi của mình, chẳng hạn như trở nên bốc đồng hoặc bị thu hút nhiều hơn khi giao tiếp với những người khác.
- Khó khăn về lời nói: Tai biến mạch máu não có thể ảnh hưởng đến các vùng nuốt và đọc trong não. Kết quả là bạn có thể gặp khó khăn khi đọc, viết hoặc hiểu lời người khác.
- Tê hoặc đau: Tai biến mạch máu não có thể gây tê và làm giảm cảm giác ở các bộ phận trên cơ thể. Đôi khi chấn thương não cũng làm ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận nhiệt độ của bạn.
- Tê liệt một bên người
Bạn có thể lấy lại các chức năng vận động, nói hoặc nuốt sau một cơn tai biến mạch máu não thông qua phục hồi chức năng. Tuy nhiên, việc này có thể mất rất nhiều thời gian.
Điều trị tai biến mạch máu não
Điều trị tai biến mạch máu não phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm đó loại đó là loại tai biến gì và nó kéo dài bao lâu. Bạn đi khám càng sớm sau khi tai biến, bạn càng có nhiều khả năng phục hồi tốt hơn.
Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua (TIA)
Điều trị TIA bao gồm dùng thuốc để giúp ngăn ngừa tai biến trong tương lai. Các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng tiểu cầu và thuốc chống đông máu.
- Thuốc kháng tiểu cầu làm giảm khả năng kết dính các tiểu cầu lại với nhau và gây ra cục máu đông.
- Thuốc chống đông máu là thuốc làm giảm sự tích tụ của các protein đông máu.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị một cuộc phẫu thuật được gọi là phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong động mạch vùng cổ của bạn – nguyên nhân chính gây tai biến.
Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Các phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ phụ thuộc vào việc bạn đến bệnh viện ở thời điểm nào của bệnh cũng như lịch sử y tế của bạn.
Nếu bạn nhập viện trong vòng ba giờ sau loại tai biến này, bác sĩ của bạn có thể kê một thuốc được gọi là chất kích hoạt plasminogen mô (tPA). Thuốc này có khả năng hòa tan cục máu đông (thuốc tiêu huyết).
Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng các thủ thuật để loại bỏ cục máu đông hoặc kê thuốc chống đông máu cho của bạn.
Đột quỵ xuất huyết
Phương pháp điều trị đột quỵ xuất huyết bao gồm: cố gắng làm ngừng chảy máu trong não và giảm các tác dụng phụ liên quan đến chảy máu não. Bạn có thể được cho uống thuốc để làm giảm áp lực nội sọ. Bạn cũng có thể cần truyền máu để tăng lượng máu đông trong máu nhằm ngừng cơn chảy máu não.
Phòng tránh tai biến mạch máu não
Có nhiều thay đổi trong lối sống bạn có thể áp dụng để làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não hoặc ngăn ngừa chứng tái phát. Bao gồm:
- Tăng cường hoạt động thể chất (tập thể dục thể thao đều đặn)
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì trọng lượng ổn định
- Giảm việc sử dụng rượu
- Không sử dụng các loại thuốc bất hợp pháp được biết là có thể gây ra các cơn tai biến như cocaine và methamphetamine (ma túy đá).
- Dùng thuốc theo quy định để giảm huyết áp và khuyến khích kiểm soát đường huyết
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết thêm các biện pháp giúp phòng tránh tai biến mạch máu não.
Mãn kinh là giai đoạn bất kì người phụ nữ nào cũng phải trải qua, nó đánh dấu những thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Hãy nắm chắc những kiến thức về giai đoạn này, trong đó có kiến thức về tai biến mạch máu não. Nhận biết những triệu chứng bất thường, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng nào của căn bệnh này, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
Ý kiến của bạn